6. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Hệ thống các bài tập bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh lớp
2.4.5.1. Nhóm bài tập phát triển tri giác thẩm mỹ
Bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ trong dạy học đọc hiểu chính là phát triển tri giác, giác quan thông qua dạy học đọc hiểu. Phát triển tri giác thẩm mỹ có thể là thị giác (xem tranh, hình ảnh liên quan tới bài học) cũng có thể là xúc giác, là thính giác (cho các em nghe một lời bình hay). Nhóm bài tập này có mục đích chính là phát triển tri giác thẩm mỹ cho các em, câu hỏi ở dạng bài tập này chủ yếu là các câu hỏi phát hiện vấn đề, phát hiện các yếu tố thẩm mỹ. Các văn bản đọc trong mỗi bài tập chủ yếu là các văn bản nằm trong SGK nên GV có thể sử dụng hệ thống bài tập này trong hoặc sau khi hướng dẫn HS tìm
hiểu bài, thời gian sử sụng chỉ khoảng 10 – 15 phút; đối với những bài tập có văn bản đọc nằm ngoài SGK, GV có thể sử dụng vào giờ học buổi chiều, thời gian khoảng 30 phút hoặc lâu hơn tùy vào mức độ khó của từng bài. Dưới đây là các bài tập nhằm phát triển tri giác thẩm mỹ ở học sinh.
Bài tập 1:
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau.
Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sang ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đang có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác bụi cây có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ nhưng không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.
(Tô Hoài)
Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh làng quê vào khoảng thời gian nào trong năm?
A. Mùa xuân B. Mùa hè
C. Đầu mùa đông D. Mùa đông
Câu 2. Các màu vàng được nói đến trong bài là:
A. Vàng xuộm, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi. B. Vàng hoe, vàng ối, vàng sẫm, vàng lịm. C. Vàng tươi, vàng giòn, vàng úa, vàng xọng. D. Vàng mượt, vàng xuộm, vàng chói, vàng giòn.
Câu 3. Một số sự vật có màu vàng ở trong bài là:
A. Lúa chín, quả chuối, lá mít, con bò. B. Quả xoan, tàu đu đủ, rơm và thóc, lá mía. C. Bụi mía, chiếc lá sắn, cây lịu, gà và chó. D. Lúa chín, lá mít, buồng chuối, bụi mía.
Câu 4. Từ “vàng lịm” gợi cho em cảm giác gì?
A. Màu vàng nhạt của vật có độ óng. B. Màu vàng của vật chín đến ngọt lịm. C. Màu vàng của vật bị héo.
Câu 5. Nối từ ngữ chỉ cảnh vật ở bên trái với từ chỉ màu vàng thích hợp tả cảnh vật ấy.
a. Nắng nhạt 1. Vàng giòn
b. Rơm thóc 2. Vàng xọng
c. Bụi mía 3. Vàng ối
d. Lá chuối 4. Vàng hoe
Câu 6. Từ nào dưới đây không dùng để tả màu của quả?
A. Đỏ ửng. B. Đỏ mọng. C. Đỏ ối.
Câu 7. “Quang cảnh không có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy cứ buông
bát đũa là đi ngay, trở dậy là ra đồng ngay.” làm cho bức tranh làng quê thế nào? A. Thêm đẹp và sinh động. B. Tĩnh mịch và lặng lẽ. C. Hối hả vội vàng. D. Tĩnh lặng và yên bình. Bài tập 2:
Ví dụ: Khi dạy bài “Mùa thảo quả” (TV5 – T1 – Tr113), sau khi dạy xong phần tìm hiểu bài, giáo viên có thể cho học sinh nghe một lời bình hay về bài Tập đọc, có thể lấy ví dụ một lời bình như sau:
Trong bài văn “Mùa thảo quả” tác giả chỉ nói đến hương thơm hoa trái, sức sống và vẻ đẹp của thảo quả rừng Đản Khao. Thảo quả khi đã vào mùa thì ngọn gió tây “lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi…”. Lúc ấy những thôn xóm Chin San được ướp trong hương thảo quả “ngọt lựng, thơm nồng”. Cả một không gian đất trời, núi rừng đều nống nàn hương thảo quả “Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm”. Một cách viết tài hoa. Câu văn rất ngắn. Như nhún nhảy, điệu đà. Chữ “thơm” được lặp lại nhiều lần. Hương thảo quả không chỉ ban phát cho thiên nhiên, cho gió, cho cây cỏ, cho đất trời mà còn là tặng phẩm cho những con người đã chịu thương chịu khó gieo trồng cây thảo quả. Khi thảo quả trên rừng Đản Khao “đã chín nục” thì hương vị nó đến mê say ngây ngất kì lạ đến như thế. Phải chăng tác giả đã từng sống nhiều năm nơi núi rừng Đản Khao nên mới viết thật hay, thật say sưa về hương trái thảo quả như vậy!
Câu 1. Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
A. Những chùm thảo quả đỏ chon chót. B. Mùi thơm đặc biệt quyến rũ.
C. Sự vươn ngọn, xòe lá.
Câu 2. Những dòng nào nhận xét đúng về nghệ thuật miêu tả trong đoạn 1 của bài?
A. dùng nhiều động từ nhân hóa, tả sự di chuyển của ngọn gió để nói về sự lan tỏa mạnh mẽ của mùi hương thảo quả.
B. dùng nhiều điệp từ “thơm”, nhiều tính từ tả hương thơm. C. dùng nhiều hình ảnh so sánh để đặc tả mùi hương thảo quả.
D. dùng những câu ngắn với điệp từ để nhấn mạnh mùi hương thảo quả.
Câu 3. Những từ ngữ, hình ảnh nào được dùng để miêu tả vẻ đẹp của trái thảo quả chín?
A. Những chùm thảo quả đỏ chót như chứa lửa, chứa nắng bỗng đột ngột rực lên.
B. Vươn ngọn, xòe lá, đâm ra rất nhiều nhánh mới.
C. Rừng sáng lên như có lửa hắt lên, say ngây và ấm nóng.
D. Thảo quả như những đốm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy, vui mắt.