Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ thông qua bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 5 (Trang 85 - 122)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm và dựa vào các tiêu chí đánh giá ở trên chúng tôi tiến hành thu thập, đánh giá những kết quả mà thực nghiệm mang lại. Kết quả thực nghiệm như sau:

Bảng 3.2: Chất lượng học sinh sau khi tiến hành thực nghiệm Lớp Số lượng ( HS) Kết quả

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

5A 35 14 40 19 54.3 2 5.7

5B 35 10 28.5 17 48.6 8 22.9

Kết quả thể hiện bằng biếu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ chất lượng học sinh sau khi tiến hành thực nghiệm

Phân tích kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ta thấy:

Tỉ lệ học sinh đạt mức hoàn thành tốt ở lớp thực nghiệm (lớp 5A) tăng khá cao, tăng từ 20% lên 40% tăng gấp 2 lần. Trong khi đó tỉ lệ này ở lớp đối chứng (lớp 5B) chỉ tăng từ 22.9% lên 28.5%.

Tỉ lệ học sinh đạt mức hoàn thành ở lớp thực nghiệm lớp có sự giảm nhẹ từ 57.1% xuống còn 54.3% giảm 2.8% tuy nhiên sự giảm ở đây là không đáng kể. Tỉ lệ học sinh đạt mức hoàn thành ở lớp đối chứng có xu hướng giảm từ 54.2% xuống còn 48.6% giảm 5.6%. Tỉ lệ học sinh đạt mức chưa hoàn thành ở lớp thực nghiệm giảm đáng kể giảm từ 22.9% xuống còn 5.7% giảm Thực nghiệm

17.2%. Tỉ lệ học sinh đạt mức chưa hoàn thành ở lớp đối chứng không thay đổi mà vẫn duy trì ở mức khá cao 22.9%.

Chính nhờ những kinh nghiệm mà chúng tôi đúc rút được trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy nên qua đợt thực nghiệm vừa rồi chúng tôi nhận thấy học sinh đã tiến bộ rõ rệt về phân môn Tập đọc, nhất là về năng lực thẩm mỹ ở các em. Kết quả thu được ở lớp thực nghiệm như sau:

Bảng 3.3: Khảo sát chất lượng đọc và năng lực thẩm mỹ của học sinh lớp 5A sau khi thực nghiệm

Mức độ

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL (HS) Tỷ lệ (%) SL (HS) Tỷ lệ (%) SL (HS) Tỷ lệ (%) 1 Đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu

loát 15 42.9% 18 51.4% 2 5.7% 2 Phát hiện ra các yếu tố thẩm mỹ 12 34.3% 20 57.1% 3 8.6% 3 Rung cảm trước yếu tố thẩm mỹ 11 31.4% 21 60% 3 8.6% 4 Đánh giá được yếu tố thẩm mỹ 11 31.4% 20 57.1% 4 11.5% 5 Sáng tạo ra yếu tố thẩm mỹ 9 25.7% 21 60% 5 14.3%

Đọc đúng, đọc trôi chảy, lưu loát: Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt tăng mạnh (tăng từ 28.6% lên 42.9%), tỉ lệ học sinh hoàn thành cũng tăng (tăng từ 48.5% lên 51.4%), tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành giảm mạnh (giảm từ 22.9% xuống còn 5.7%).

Phát hiện ra các yếu tố thẩm mỹ: Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt tăng (tăng từ 20% lên 34.3%), tỉ lệ học sinh hoàn thành tăng mạnh (từ 34.3% lên 57.1%), tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành giảm mạnh (giảm từ 45.7% xuống còn 8.6%).

Rung cảm trước yếu tố thẩm mỹ: Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt tăng (tăng từ 17.1% lên 31.4%), tỉ lệ học sinh hoàn thành tăng (tăng từ 40% lên 60%), tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành giảm mạnh ( giảm từ 42.9% xuống còn 8.6%).

Đánh giá được yếu tố thẩm mỹ: Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt tăng (tăng từ 17.1% lên 31.4%), tỉ lệ học sinh hoàn thành tăng (tăng từ 40% lên 57.1%), tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành giảm mạnh ( giảm từ 42.9% xuống còn 11.5%).

Sáng tạo ra yếu tố thẩm mỹ: Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt tăng (tăng từ 11.4% lên 25.7%), tỉ lệ học sinh hoàn thành tăng (tăng từ 34.3% lên 60%), tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành giảm mạnh ( giảm từ 54.3% xuống còn 14.3%).

Sau khi dạy xong chúng tôi xin ý kiến của các giáo viên dự giờ (giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tổ chuyên môn khối 4, 5). Tiết dạy được đánh giá cao về việc sử dụng một số biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ thông qua hệ thống bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 5. Học sinh tích cực hoạt động, các em tập trung, chú ý vào bài giảng hơn. Sau khi kết thức tiết dạy chúng tôi điều tra học sinh lớp học thấy rằng: đa số các em rất thích học các giờ Tập đọc như vậy. Nhiều giáo viên cho rằng: mức độ nhận thức của học sinh được nâng lên khi sử dụng một số biện pháp bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh không chỉ ở thái độ học tập của các em mà còn ở kết quả lĩnh hội kiến thức đặc biệt là năng lực thẩm mỹ của các em. Khi giáo viên đưa ra câu hỏi, các yêu cầu trong quá trình giảng dạy thì học sinh đều thực hiện được tốt các nhiệm vụ được giao.

Kết quả trên thể hiện sự đồng tình, hưởng ứng của giáo viên và các em học sinh ở trường Tiểu học với những biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất nhằm bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh thông qua hệ thống bài tập đọc hiểu. Và những biện pháp đó nếu được áp dụng triệt để và đồng bộ thì kết quả học tập của học sinh sẽ rất cao. Như vậy, các biện pháp đó hoàn toàn khả thi, nếu được áp dụng và triển khai rộng rãi, phổ biến sẽ mang lại hiệu quả tốt đẹp không chỉ trong việc nâng cao năng lực thẩm mỹ ở các em mà còn giúp

ích rất nhiều cho các phân môn khác hay ngay cả trong đời sống, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học.

Muốn sử dụng các biện pháp được tốt đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi nâng cao cả về chuyên môn nghiệp vụ, thể hiện việc vận dụng linh hoạt các phương pháp, tạo không khí mới mẻ, lôi cuốn học sinh.

Về phía học sinh nói chung, so với trước rất nhiều các em thông minh, nhạy bén, có vốn sống, vốn hiểu biết phong phú. Nhưng điều đó không có nghĩa là các em thích ứng ngay được khi giáo viên sử dụng các biện pháp trong quá trình giảng dạy vì vậy đòi hỏi phải có thời gian và tùy thuộc vào cách tổ chức của giáo viên có tạo được hứng thú cho học sinh hay không. Việc thay đổi không khí lớp học góp phần không nhỏ để kích thích hứng thú, sự sáng tạo của học sinh tạo điều kiện thực hiện tốt quá trình sử dụng các biện pháp trong tiết dạy và tạo điều kiện để các em tiếp thu bài tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau quá trình nghiên cứu thực tiễn về việc sử dụng một số biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ thông qua hệ thống bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 5 ở chương 2 thì ở chương 3 chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm. Quá trình thực nghiệm còn nhiều hạn chế về mặt thời gian và điều kiện thực nghiệm nhưng kết quả từ những tác động sư phạm là không thể phủ nhận. Qua thực nghiệm ta thấy các biện pháp đề xuất đã phát huy phần nhiều tác dụng khi sử dụng một số biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ thông qua hệ thống bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 5. Thực nghiệm là bước đánh giá không chỉ ở tính khả thi của các biện pháp mà còn đánh giá tính khả thi của đề tài nghiên cứu khoa học này.

Do thời gian có hạn nên chúng tôi chưa có điều kiện áp dụng rộng rãi ở tất cả các khối lớp, tất cả các phân môn của bộ môn Tiếng Việt. Trong tương lai nếu điều kiện cho phép chúng tôi sẽ cố gắng phát triển hơn nữa nội dung đề tài của mình. Hy vọng những biện pháp mà chúng tôi đưa ra trong đề tài này sẽ phần nào giúp ích cho các thầy cô giáo đang theo đuổi sự nghiệp trồng người, cho các bạn sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non Trường Đại học Hùng Vương nói riêng và các trường đại học khác nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích, nội dung nghiên cứu đã trình bày ở phần mở đầu, công trình khoa học của chúng tôi về cơ bản đã hoàn thành nghiên cứu những vấn đề sau:

- Xác định cơ sở khoa học của bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ qua bài tập đọc hiểu cho học sinh. Trong đó đã làm rõ các vấn đề khái niệm đọc hiểu, bản chất của đọc hiểu, vai trò của dạy học đọc hiểu ở Tiểu học, năng lực thẩm mỹ trong sự vận động tư duy nghệ thuật của văn học. Đồng thời, cũng làm rõ cơ sở thực tiễn của bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ qua hệ thống bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 5, tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh.

- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh của giáo viên và năng lực thẩm mỹ của học sinh ở trường Tiểu học Sông Lô. Từ kết quả điều tra cho thấy: Việc dạy và học còn chú trọng nhiều vào nhận thức kiến thức, năng lực thẩm mỹ chưa được quan tâm thích đáng đúng với vai trò của nó, năng lực thẩm mỹ của học sinh còn chưa cao. Một trong các nguyên nhân chủ yếu là giáo viên chưa tìm ra các biện pháp hữu hiệu, chưa xây dựng được hệ thống bài tập thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động học tập và học sinh chưa tích cực tham gia vào hoạt động học của mình.

- Để khắc phục những khó khăn nêu trên của giáo viên và học sinh, chúng tôi đã xây dựng các bài tập đọc hiểu nhằm bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh, gồm các dạng bài tập sau:

+ Dạng bài tập phát triển tri giác thẩm mỹ + Dạng bài tập phát triển năng lực cảm thụ + Dạng bài tập trải nghiệm cảm xúc

- Để sử dụng các bài tập hiệu quả chúng tôi đã đưa ra các biện pháp sau:

+ Bồi dưỡng thường xuyên tri thức Tiếng Việt, văn học cho học sinh + Nâng cao năng lực đọc – hiểu trong giờ Tập đọc

+ Gắn kết giữa hoạt động dùng lời và tổ hợp hình ảnh sáng tạo + Đa dạng hóa dạy học theo chủ để và dạy học liên môn

+ Đổi mới hình thức dạy học đọc – hiểu cho học sinh + Tăng cường cơ hội trải nghiệm cảm xúc cho học sinh

- Để kiểm tra tính hiệu quả của các dạng bài tập đã đề xuất trong qua trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm. Kết quả dạy học thực nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn, tính khả thi của các biện pháp và hệ thống bài tập nêu ra.

Như vậy, muốn bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ thông qua hệ thống bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 5 được tốt giáo viên cần:

+ Bồi dưỡng để nâng cao vốn ngôn ngữ và kĩ năng sử dụng ngôn nữ trong nói và viết thông qua các tiết học.

+ Cần có sự đầu tư suy nghĩ để tìm ra các giải pháp thiết thực thông qua phân môn Tập đọc nhằm giúp học sinh có niềm say mệ học văn, khơi gợi được ở các em sựu sáng tạo, phát hiện được cái hay, cái đẹp, cái cao cả trong mỗi tác phẩm.

+ Trong mỗi tiết học giáo viên cần phát huy cao độ vai trò tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là khâu tìm hiểu bài thông qua việc phát hiện các thủ pháp nghệ thuật có tỏng bài học.

+ Nắm vững chương trình sách giáo khoa mới, đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp nhằm kích thích học sinh học tập.

+ Coi trọng việc cung cấp vốn từ cho học sinh thông qua việc dạy các phân môn khác như: Luyện từ và câu, Tập làm văn,..

+ Đặc biệt trong khi dạy Tập đọc lớp 5 giáo viên cần chú trọng đến việc phát hiện và bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ ở học sinh, giúp cho học sinh ngoài việc hiểu nội dung bài học còn thấy được cái hay cái đẹp của ngôn từ mà tác

giả đã sửu dụng trong đoạn văn, đoạn thơ đó. Điều này không chỉ nhằm bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ ở học sinh mà còn góp phần quan trọng tron việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh góp phần làm nền tảng cho các em học chắc chắn môn văn ở các lớp tiếp theo, bồi dưỡng vốn sống ở các em.

2. Kiến nghị sư phạm

Dựa trên những cơ sở kết quả đã thu được sau khi tiến hành nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

2.1. Đối với nhà trường

Cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, nhận thức, kĩ năng chuyên ngành nhất là kĩ năng chuyên sâu cho giáo viên. Thường xuyên quan tâm đến đười sống giáo viên, động viên khuyến khích giáo viên, tạo điều kiên để giáo viên phối hợp các biện pháp dạy học trong dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh.

Cần quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng các biện pháp dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh lớp 5 thông qua hệ thống bài tập đọc – hiểu. Đồng thời có các biện pháp quản lí và theo dõi kết quả của quá trình dạy và học.

2.2. Đối với giáo viên

Phải thường xuyên trau dồi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm, học hỏi nâng cao kĩ năng nghiệp vụ, đặc biệt là kĩ năng sử dụng một số biện pháp nhằm bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh lớp 5 thông qua hệ thống bài tập đọc – hiểu; Có lòng nhiệt huyết, tận tâm với nghề, mến trẻ, phối hợp sửu dụng linh hoạt một số biện pháp dạy học nhằm phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tích cực học tập của học sinh.

2.3. Đối với học sinh

Cần phải chủ động, tích cực, tự giác trong học tập để có thể lĩnh hội được một cách có hiệu quả các kiến thức mà thầy cô truyền đạt. Không ngừng học hỏi thầy cô và bạn bè, nâng cao vốn hiểu biết cho bản thân; rèn luyện đức – trí – thể – mỹ làm chủ tương lai, góp ích cho gia đình và xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Cục Nhà Giáo và Cán Bộ Quản Lý cơ sở Giáo Dục, (2017), Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[2]. Nguyễn Kế Hào, (2004), Giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[3]. Tạ Đức Hiền, (2018), Cảm thụ văn học dành cho học sinh lớp 5, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

[4]. Hà Văn Họ, (2002), Giáo dục học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Phan Việt Hoa, (2005), Mĩ học và giáo dục thẩm mĩ, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Trọng Hoàn, (2002), Rèn kỹ năng cảm thụ văn thơ cho học sinh Tiểu học, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

[7]. Nguyễn Hữu Hợp, (2018), Thiết kế bài học phát triển năng lực học sinh tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[8]. Bùi Văn Huệ, (1997), Giáo trình tâm lí tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[9]. Vũ Văn Hùng, (2018), Đổi mới và hiện đại hóa chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[10]. Dương Thị Hương, (2015), Giáo trình Cảm thụ văn học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[11]. Phạm Thị Thu Hương, (2018), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội. [12]. Nguyễn Thị Vân Hương, (2014), Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

[13]. Trần Mạnh Hưởng, (2001), Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học , Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[14]. Đỗ Văn Khang, (2002), Mỹ học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

[15]. Đỗ Văn Khang, (2010), Mỹ học Mác – Lênin, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[16]. Vĩnh Quang Lê, (1999), Về giáo dục thẩm mĩ ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị, Hà Nội.

[17]. Phương Lựu, (2008), Lí luận văn học, tập I, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[18]. Lê Phương Nga, (1998), “Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học, các dạng bài tập và những vấn đề cần lưu ý”, Tạp chí giáo dục Tiểu học, Hà Nội.

[19]. Trần Đình Sử, (2017), Lí luận văn học, tập II, Nhà xuất bản Đại học Sư

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ thông qua bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 5 (Trang 85 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)