6. Phương pháp nghiên cứu
2.5. Biện pháp bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ thông qua bài tập đọc hiểu
2.5.3. Gắn kết giữa hoạt động dùng lời và tổ hợp hình ảnh sáng tạo
Để thu hút học sinh và tránh sự nhàm chán trong giờ học, ngoài việc sự dụng lời nói của giáo viên thì có thể cho các em trải nghiệm âm thanh ngôn ngữ trong văn bản. Đó có thể là một lời bình hay hoặc một giọng đọc diễn cảm. Khi các em tiếp xúc với văn bản đọc, các em được tự trải nghiệm bằng ngôn ngữ của chính mình, của các bạn, tuy nhiên ở lứa tuổi các em chưa thể cảm nhận hết thông điệp mà tác giả gửi gắm ngay lần gặp gỡ đầu tiên với văn bản, phải trải qua quá trình tìm hiểu dưới sự hướng dẫn, gợi mở từ giáo viên các em mới tìm được điều đó. Để các em nắm bắt được tư tưởng, tình cảm của tác giả thông qua bài đọc người giáo viên có thể để các em nghe một giọng đọc diễn cảm.
Ví dụ: Khi dạy bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” (TV5 – T1 – Tr102), ở phần luyện đọc, giáo viên có thể đọc mẫu với giọng diễn cảm thể hiện rõ lời dẫn chuyện, lời của nhân vật bé Thu và nhân vật ông nội với giọng đọc nhẹ nhàng ngắt nghỉ hơi đúng chỗ biết nhấn giọng ở những từ gợi tả; giọng đọc hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu, giọng hiền từ, chậm rãi của người ông… Khi được nghe giọng đọc diễn cảm sẽ tác động tới xúc cảm của các em, các em có thể hình dung ra ban công nhà bé Thu đẹp như thế nào? Có các loại hoa gì?... nhờ việc nhấn giọng ở các từ gợi tả điều này có ảnh hưởng rất lớn tới việc các em tìm hiểu thêm về nội dung bài đọc.
Ngoài việc để học sinh trải nghiệm âm thanh ngôn ngữ bằng việc nghe giọng đọc diễn cảm, giáo viên có thể cho học sinh trải nghiệm dưới một hình thức khác – nghe một lời bình hay.
Ở mỗi bài Tập đọc trong sách giáo khoa đều có kèm theo hình ảnh minh họa, khi đọc bài giáo viên cần kết hợp với việc giới thiệu hình ảnh đó hoặc những hình ảnh khác gắn với bài để minh họa cho bài tập đọc, làm cho bài đọc trở nên sinh động và phong phú hơn. Từ đó gây hứng thú cho các em trong giờ tập đọc.
Tùy từng bài đọc của học sinh để chúng ta sử dụng các biện pháp hợp lí khi đưa tranh ảnh vào để giải thích cho học sinh đúng từ, đúng nghĩa, giúp học sinh lựa chọn chính xác các tình huống và hoàn cảnh để cân nhắc thận trọng và nghiêm túc ý thức sử dụng ngôn ngữ.