Cấu trúc nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 5

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ thông qua bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 5 (Trang 52 - 56)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Cấu trúc nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 5

Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 được đưa vào giảng dạy chính thức từ năm học 2006 – 2007. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 1 được dạy trong 17 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần có 2 bài tập đọc, tất cả có 30 bài. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 2 được dạy từ tuần 18, trừ 3 tuần

ôn tập và kiểm tra, mỗi tuần cũng có 2 bài tập đọc, tất cả có 30 bài, phân bố đan xen cùng với các phân môn khác theo 10 chủ điểm, cụ thể như sau:

Tuần/ Chủ điểm Nội dung Trang

1. Việt Nam Tổ quốc em Thư gửi các em học sinh 4 Quang cảnh làng mạc ngày mùa 10

2. Việt Nam Tổ quốc em Nghìn năm văn hiến 15

Sắc màu em yêu 19

3. Việt Nam Tổ quốc em Lòng dân 24

Lòng dân (tiếp theo) 29

4. Cánh chim hòa bình Những con sếu bằng giấy 36

Bài ca về trái đất 41

5. Cánh chim hòa bình Một chuyên gia máy xúc 45

Ê-mi-li , con… 49

6. Cánh chim hòa bình Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai 54 Tác phẩm của Si-le và tên phát xít 58 7. Con người với thiên nhiên Những người bạn tốt 64 Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà 69 8. Con người với thiên nhiên Kì diệu rừng xanh 75

Trước cổng trời 80

9. Con người với thiên nhiên Cái gì quý nhất? 85

Đất Cà Mau 89

10. Ôn tập giữa học kì I

11. Giữ lấy màu xanh Chuyện một khu vườn nhỏ 102

Tiếng vọng 108

12. Giữ lấy màu xanh Mùa thảo quả 113

Hành trình của bầy ong 117

13. Giữ lấy màu xanh Người gác rừng tí hon 124

Trồng rừng ngập mặn 128

Hạt gạo làng ta 139 15. Vì hạnh phúc con người Buôn Chư Lênh đón cô giáo 144

Về ngôi nhà đang xây 148

16. Vì hạnh phúc con người Thầy thuốc như mẹ hiền 153

Thầy cúng đi bệnh viện 158

17. Vì hạnh phúc con người Ngu Công xã Trịnh Tường 164 Ca dao về lao động sản xuất 168 18. Ôn tập cuối học kì I

19. Người công dân Người công dân số Một 4

Người công dân số Một (tiếp theo) 10

20. Người công dân Thái sư Trần Thủ Độ 15

Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng 20

21. Người công dân Trí dũng song toàn 25

Tiếng rao đêm 30

22. Vì cuộc sống thanh bình Lập làng giữ biển 36

Cao Bằng 41

23. Vì cuộc sống thanh bình Phân xử tài tình 46

Chú đi tuần 51

24. Vì cuộc sống thanh bình Luật tục xưa của người Ê-đê 56

Hộp thư mật 62

25. Nhớ nguồn Phong cảnh đền Hùng 68

Cửa sông 74

26. Nhớ nguồn Nghĩa thầy trò 79

Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân 83

27. Nhớ nguồn Tranh làng Hồ 88

Đất nước 94

28. Ôn tập giữa học kì II

29. Nam và nữ Một vụ đắm tàu 108

30. Nam và nữ Thuần phục sư tử 117

Tà áo dài Việt Nam 122

31. Nam và nữ Công việc đầu tiên 126

Bầm ơi 130

32. Những chủ nhân tương lai Út Vịnh 136

Những cánh buồm 140

33. Những chủ nhân tương lai

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em 145

Sang năm con lên bảy 149

34. Những chủ nhân tương lai Lớp học trên đường 153 Nếu trái đất thiếu trẻ con 157 35. Ôn tập cuối học lì II

Như vậy, cả chương trình Tiếng Việt lớp 5 có 60 bài Tập đọc, trong đó có 41 bài thuộc thể loại văn xuôi, chiếm 68,3% và có 15 bài thuộc văn bản nghệ thuật, 4 bài là văn bản phi nghệ thuật. Tìm hiểu các bài Tập đọc trong chương trình SGK Tiếng Việt 5 chúng tôi nhận thấy việc biên soạn các bài Tập đọc cũng theo quan điểm giống như soạn thảo các văn bản lớp 4. Nghĩa là cũng soạn thảo phối hợp theo 2 trục chủ điểm và kĩ năng. Cũng có sự tích hợp cao giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt. Vở bài tập Tiếng Việt cũng không có các phần dành riêng cho giờ Tập đọc.

Câu hỏi, bài tập sau các bài Tập đọc trong cả chương trình lớp 5 là 244 câu có thể chia làm 4 loại cơ bản đó là:

Loại thứ nhất: Nhắc lại nội dung miêu tả, nội dung thông tin của văn bản, loại này chiếm gần 73% trong toàn bộ hệ thống câu hỏi.

Ví dụ: “Hình ảnh Trái đất có gì đẹp?” (Bài ca về trái đất – TV5 – T1 – Tr41); “Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động trên công trường sông Đà?” (Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà – TV5 – T1 – Tr69).

Loại thứ hai: Làm rõ ý của đoạn, khổ thơ hay nội dung của bài, loại này chiếm gần 12% trong toàn bộ hệ thống câu hỏi, bài tập.

Ví dụ: “Em hiểu hai câu cuối khổ thơ 2 nói gì?” (Bài ca về trái đất – TV5 – T1 – Tr41); “Lời đáp của ông cụ ở cuối chuyện ngụ ý gì?” (Tác phẩm của Si-le và tên phát xít – TV5 – T1 – Tr58).

Loại thứ ba: Nhận biết các chi tiết nghệ thuật (dùng từ, sử dụng các biện pháp tu từ,…) thể hiện sự độc đáo khác thường của tác giả. Loại này chiếm khoảng 4% trong toàn bộ hệ thống bài tập.

Ví dụ: “Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?” (Hạt gạo làng ta – TV5 – T1 – Tr139); “Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?” (Cửa sông – TV5 – T2 – Tr74).

Loại thứ tư: yêu cầu học sinh nêu mục đích tác động của tác giả gửi gắm vào văn bản và yêu cầu hồi đáp văn bản. Loại này chiếm gần 8% trong toàn bộ hệ thống bài tập.

Ví dụ: “Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?” (Chú đi tuần – TV5 – T2 – Tr51); “Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của nhóm thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn?” (Những người bạn tốt – TV5 – T1 – Tr64).

Như vậy, qua việc thống kê và sắp xếp các bài tập dành cho phần Tập đọc trong sách giáo khoa TV5 chúng tôi nhận thấy như sau: Để bồi dưỡng nâng cao năng lực thẩm mỹ của học sinh thì trước hết phải giúp học sinh đọc – hiểu văn bản và làm tốt các bài tập đọc hiểu để từ đó nâng cao năng lực thẩm mỹ của học sinh.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ thông qua bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 5 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)