Tăng cường cơ hội trải nghiệm cảm xúc cho học sinh

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ thông qua bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 5 (Trang 80 - 82)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.5. Biện pháp bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ thông qua bài tập đọc hiểu

2.5.6. Tăng cường cơ hội trải nghiệm cảm xúc cho học sinh

Ở các trường Tiểu học hiện nay, việc bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh đã được quan tâm nhưng việc quan tâm này chưa đúng với vai trò thật sự của nó. Các em đa số chỉ được bồi dưỡng một phần nào đó trong giờ học chính khóa, việc bồi dưỡng còn nhiều hạn chế, chủ yếu mới chỉ làm được ở mức phát hiện ra yếu tố thẩm mỹ còn các mức độ khác của năng lực này rất ít được nhắc tới. Chính vì vậy việc tăng cường cơ hội trải nghiệm cảm xúc thẩm mỹ là cần thiết. Để thực hiện vấn đề này có thể tổ chức cho học sinh trải nghiệm bằng nhiều hình thức như: Trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp; Trải nghiệm cảm xúc thông qua việc đóng vai thành các nhân vật trong các bài Tập đọc, những câu chuyện kể trên lớp.

Ví dụ: Khi dạy bài “Chuỗi ngọc lam” (TV5 – T1 – Tr134). Sau khi dạy xong bài, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đóng vai các nhân vật trong bài. Các em đã được tìm hiểu về nhân vật thông qua việc đọc và tìm hiểu bài nên khi được trực tiếp đóng làm nhân vật trong truyện các em sẽ rất hào hứng, hơn nữa, các em được trải nghiệm cảm xúc của các nhân vật. Từ đó các em sẽ có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn về nhân vật, bản thân mình được trải nghiệm thì các em sẽ có cảm xúc nhất định, sẽ đánh giá được việc đúng – sai, cái hay, cái đẹp, cái cao cả trong truyện. Thông qua các nhân vật, giáo viên giáo dục học sinh thấy được cả ba nhân vật trong truyện đều là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và biết đem lại niềm vui cho người khác. Điều này ngoài việc góp phần giáo dục thẩm mỹ (giáo dục các em phải nhận ra cái đẹp từ những điều nhỏ nhất, bình dị nhất, cái đẹp mà chúng ta hướng tới không chỉ là cái đẹp của thiên nhiên, trong thiên nhiên mà còn là cái đẹp, cái cao cả trong đời sống con người, cái đẹp trong cách sống của con người,...) mà còn góp phần giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống cho học sinh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thực tế hiện nay, học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng đang có xu hướng xa dần văn chương. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân xuất phát từ bản thân các em và gia đình nhưng cũng có thể do giáo viên chưa lôi cuốn được học sinh, chưa giúp học sinh tìm ra được cái hay, cái đẹp của văn chương. Thêm vào đó, một số giáo viên tỏ ra cứng nhắc trong khi dạy, không chịu chấp nhận những suy nghĩ của học sinh khiến cho các em không còn hứng thú với công việc học văn nữa.

Để góp phần khắc phục những hạn chế đó, chúng tôi đã thiết kế xây dựng hệ thống bài tập nhằm bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho học sinh lớp 5 để giúp các em đọc hiểu và chiếm lĩnh được văn bản, thấy được cái hay cái đẹp của tác phẩm, của văn chương, củng cố kiến thức về văn học. Qua quá trình làm bài, học sinh còn được rèn luyện thêm các thao tác tư duy cơ bản giúp các em phát triển khả năng học tập của mình. Tôi hi vọng rằng hệ thống bài tập mà tôi đưa ra sẽ hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học đọc hiểu cho học sinh, khơi gợi hứng thú học tập ở học sinh, góp phần bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ ở các em từ đó giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học phân môn Tập đọc cho thầy và trò trường Tiểu học Sông Lô – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ.

CHƯƠNG 3:THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả sử dụng của những biện pháp đề xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp đó. Hiệu quả mang lại của một số biện pháp bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ thông qua bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 5 trong dạy học phân môn Tập đọc:

Thông qua thực nghiệm, bổ sung và điều chỉnh các vấn đề lí luận làm cho việc sử dụng các biện pháp dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ thông qua bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 5 hợp lí và đạt hiệu quả hơn nữa.

Đối chiếu với giờ dạy học thông thường để vừa tiếp thu vừa khẳng định hiệu quả và sự cần thiết phải sử dụng các biện pháp đó vào hoạt động dạy học.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ thông qua bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 5 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)