Tình hình dạy học cảm thụ TPTT ở trường Tiểu học Phong Châu

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học sinh lớp 4 (Trang 53 - 55)

2.1.1 .Giới thiệu về nhà trường

2.1.3. Tình hình dạy học cảm thụ TPTT ở trường Tiểu học Phong Châu

Quá trình giảng dạy và học tập cảm thụ TPTT trường thực hiện xen kẽ trong các phân môn của môn Tiếng Việt ở Tiểu học và tập trung nhiều nhất ở hai phân môn: Tập đọc và Tập làm văn. Với đặc thù kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học là tương đối khó nên GV và HS trường Tiểu học Phong Châu đã luôn cố gắng hết sức để có thể hình thành những kĩ năng cảm thụ một cách nhanh nhạy, chính xác thông qua quá trình dạy – học.

Về ưu điểm, đa số GV trường Tiểu học Phong Châu đã luôn ý thức được vai trò to lớn của việc rèn luyện năng lực cảm thụ văn học nói chung và cảm thụ TPTT nói riêng cho học sinh Tiểu học đặc biệt là HS khối lớp 4. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy những phân môn của môn Tiếng Việt, các GV đã tích hợp lồng ghép nhiều câu hỏi, bài tập nhằm giúp HS phát triển khả năng cảm thụ. GV cũng có sự đầu tư, nghiên cứu để lựa chọn những câu hỏi, bài tập theo hướng mở để phát huy tối đa năng lực tưởng tượng và sáng tạo của từng đối tượng HS. Đối với HS lớp 4, các GV càng chú hơn trong việc giúp HS tiếp cận với các thể loại đa dạng của TPTT để khơi dậy hứng thú, hình thành và phát triển cho cách em những kĩ năng cảm thụ một cách đầy đủ và sâu sắc. Đối với HS, các em cũng đã có ý thức trong việc nhận thấy tầm quan trọng của khả năng cảm thụ đối với việc học tập các môn học khác cũng như trong việc giải quyết các tình huống cụ thể của đời sống xã hội. Chính vì vậy, HS cũng đã có ý thức lắng nghe GV hướng đẫn để tự mầy mò, tự biểu hiện tình cảm của mình một cách tự nhiên nhất mà lại đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của nội dung bài học.

Tuy nhiên, việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới của GV còn phần nào hạn chế. Có nhiều GV chỉ chú ý tập trung dạy cho đúng yêu cầu của một tiết học, phần rèn luyện khả năng cảm thụ cho HS chỉ được coi như một phần phụ để củng cố nội dung bài học. GV chủ yếu dựa vào các câu hỏi trong SGK để vấn đáp HS. Như vậy, chưa phát huy được tính tích cực,

độc lập, sáng tạo của HS vì những câu hỏi trong SGK chủ yếu nằm ở mức độ kiểm tra ghi nhớ, tái hiện. Giáo viên cần đưa ra nhiều câu hỏi mới mang tính “ mở” cao để phát huy tối đa khả năng biểu hiện của HS. GV còn truyền thụ một cách máy móc, còn HS thì tiếp nhận tri thức một cách thụ động, mà vấn đề cốt lõi của phương pháp dạy học hiện nay là phát huy sức sáng tạo của GV và khơi dậy mọi tiềm năng vốn có của HS. Như vậy việc nâng cao kiến thức và khả năng cảm thụ văn học, cảm thụ TPTT cho HS cần được chú trọng hơn nữa.

Đối với việc dạy học và rèn kĩ năng cảm thụ TPTT cho HS, GV cũng phải thừa nhận rằng năng lực của HS còn khá hạn chế. Với đặc thù, cảm thụ văn học chỉ được dạy xen kẽ, tích hợp mà không tách thành một phân môn riêng nên việc rèn luyện cũng như thời gian cho rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học là rất hạn chế. Ngoài những HS có năng khiếu, nhanh nhạy trong hoạt động học tập thì đa số các em vẫn chưa thể cảm nhận được tất cả những cái hay, cái đẹp của một TPTT, có khi các em còn chưa xác định đúng các thể loại của TPTT và luôn nhầm lẫn TPTT chỉ bao gồm có thơ. Việc rèn kĩ năng cảm thụ TPTT là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết không những giúp HS nhanh chóng nhận biết các tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật, thấy được cái hay cái đẹp của tác phẩm, giá trị nhân văn mà tác giả gửi gắm mà nó còn giúp HS trau dồi vốn ngôn ngữ giao tiếp, giáo dục tâm hồn trong sáng và xây dựng những cơ sở nền tảng để HS có thể trở thành những tác giả nghệ thuật trong tương lai. Song thực tế, việc dạy học cho thấy vấn đề này còn rất nhiều hạn chế từ cả hai phía người học và người dạy.

Xuất phát từ tình hình thực tế HS và yêu cầu về giáo dục toàn diện, chuẩn bị tiền đề cơ bản để HS Tiểu học tiếp tục tham gia các lớp học trên thì việc tìm ra những giải pháp nhằm giải quyết những vướng mắc trên là diều hết sức cần thiết và cần được quan tâm.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học sinh lớp 4 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)