2.1.1 .Giới thiệu về nhà trường
2.3.7. Tổ chức đàm thoại gợi mở nhằm nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm
phẩm trữ tình
Đàm thoại là một hình thức phổ biến trong mọi hoạt động và làm việc trong xã hội hiện nay. Các hình thức đàm thoại được áp dụng và sử dụng để giải quyết các vấn đề xã hội có thể là giữa cá nhân - cá nhân, cá nhân - tập thể, tập thể - tập thể... nhằm tìm ra một tiếng nói chay quan điểm thống nhất chung.
Trong dạy học, đàm thoại là cách tốt nhất để GV thu nhận thông tin ngược về những vấn đề có nhiều người học quan tâm, mảng kiến thức người học còn thiếu, còn yếu... từ đó có những cơ sở để vạch ra chiến lược, điều chỉnh, phương pháp, giải pháp cho phù hợp với sự phát triển tư duy, kiến thức và nhu cầu của người học. Bởi đàm thoại là hình thức có thể nghe ý kiến, vấn
đề người khác đặt ra, đồng thời cũng thể hiện được những hiểu biết, quan điểm, ý kiến của cá nhân người học về một vấn đề nào đó. Quan trọng hơn, qua đàm thoại người dạy biết được mức độ kiến thức mà người đọc đã đạt được.
Trong dạy cảm thụ TPTT cho HS Tiểu học việc tổ chức đàm thoại giữa GV và HS hay giữa HS và GV là rất cần thiết đặc biệt là trong quá trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cảm thụ TPTT. Trong quá trình đàm thoại GV cần đặt những câu hỏi gợi cảm xúc, ở dạng đơn giản nhất. Những câu hỏi này có thể kiểm tra phản ứng tình cảm của học sinh; mặt khác nó thúc đẩy sự đồng cảm, khuyến khích các em lắng nghe tiếng nói của trái tim.
Chẳng hạn, sau khi đọc diễn cảm, giáo viên có thể nói: Em có ấn tượng thế nào về tác phẩm này? Dạng câu hỏi này thường được gọi là câu hỏi ấn tượng chung. Và ở dạng tương tự, sẽ có các câu hỏi như: Em ấn tượng thế nào về (đoạn thơ, khổ thơ, câu thơ trong bài thơ, hay từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật, cách diễn đạt tình cảm độc đáo của tác giả...trong TPTT)?
Nhưng cũng có những hình thức đặt câu hỏi sáng tạo hơn, dựa vào việc khơi gợi liên tưởng của học sinh mà tạo sự đồng cảm, thể hiện văn bản. Chẳng hạn dạy bài "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" (TV4 – T2 – Tr48) GV có thể hỏi: Qua việc miêu tả công việc của người mẹ thông qua những lời ru, em có cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của người mẹ miền núi nói riêng và những người mẹ Việt Nam nói chung trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước?
Hay để cảm thụ sâu sắc về bài thơ: “ Nếu chúng mình có phép lạ” (TV4 – T1 –Tr76), Mỗi khổ thơ trong bài thơ đều nói lên một điều ước rất trong sáng, hồn nhiên và chứa đựng những tình cảm sâu sắc của các bạn nhỏ. Nếu có phép lạ, các bạn ước có ngay những trái cây ngọt lành, ước nhanh được trở thành người lớn để mỗi người một công việc tham gia xây dựng đất nước, ước không có mùa đông gí rét và ước những trái bom biến thành quả ngọt để được sống những ngày tháng hòa bình, hạnh phúc và ấm no. GV có thể hỏi HS: “Mỗi khổ thơ là một điều ước của các bạn nhỏ, em có nhận xét gì về ước
muốn, tình cảm của các bạn nhỏ thông qua những điều ước ấy? Nếu bây giờ em có một điều ước, em sẽ ước gì?” Những câu hỏi dạng này khiến học sinh phải huy động kinh nghiệm bản thân để soi sáng bản chất nhân vật trong TPTT, dễ đồng cảm sâu sắc với tình cảm và cảm xúc của các nhân vật trong tác phẩm.
Ngoài ra trong quá trình đàm thoại, giáo viên có thể dùng những câu hỏi khơi gợi tưởng tượng của học sinh. Văn học dùng ngôn ngữ làm chất liệu, do tính chất phi vật thể của ngôn ngữ nên hình tượng văn học không thể tác động trực tiếp vào giác quan của người đọc, mà chỉ tác động gián tiếp thông qua liên tưởng. Cho nên thưởng thức TPTT đòi hỏi phải huy động tưởng tượng, hình thức tưởng tượng để làm nổi bật lên những tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong TPTT thường được gọi là tưởng tượng tái tạo.
Để huy động hình thức tưởng tượng này của học sinh vào cảm thụ TPTT, giáo viên có thể đặt các câu hỏi với dạng sau: Em hình dung thế nào về bức tranh (với bài: “ Bài thơ về tiểu độ xe không kính”( TV4 – T2 – Tr71) của Phạm Tiến Duật chẳng hạn, thì bức tranh ở đây là bức tranh những chiếc xe không kính của bộ đội ta trên con đường Trường Sơn vào miền Nam chiến đấu) được tác giả thể hiện trong tác phẩm. Ở đây, hoàn toàn không phải là việc phân tích bức tranh mà là yêu cầu học sinh phải có cái nhìn bên trong thần kín, phải hình dung thấy bức tranh đó trong đầu mình, và trong chừng mực nhất định là sống với nó, đồng cảm với nó. Khả năng tưởng tượng càng cao thì sự thâm nhập vào TPTT càng sâu sắc, và người đọc có xu hướng quên đi thế giới thực tại, sống bằng thế giới tưởng tượng do nhà thơ sáng tạo nên.
Nhưng tưởng tượng trong cảm thụ TPTT còn có hình thức khác đó chính là sự thâm nhập vào nhân vật trữ tình, làm sống lại trên chính bản thân mình những cảm xúc nhân vật trữ tình trải qua. Với thao tác liên tưởng, học sinh vận dụng những gì mình đã trải nghiệm để hiểu nhân vật, còn hình thức tưởng tượng này lại yêu cầu học sinh thể nghiệm những gì chưa hề trải qua. Nó tạo ra sự xúc động, đắm say mãnh liệt đối với TPTT. Để huy động hình
thức tưởng tượng này của học sinh, giáo viên có thể dùng hình thức đặt câu hỏi, các câu hỏi kèm theo những gợi ý nhất định.
Song song với việc khai thác nội dung bằng cách đặt những câu hỏi gợi cảm xúc liên tưởng, tưởng tượng, giáo viên phải đi sâu vào việc hướng dẫn học sinh khai thác khía cạnh nghệ thuật nhằm giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong từng đoạn văn, đoạn thơ. Một số câu hỏi ở sách giáo hay giáo viên có nói sơ qua về các biện pháp nghệ thuật, song chưa đi sâu khai thác nghệ thuật của từng đoạn trong bài văn, bài thơ mà tác giả sử dụng. Vì thế khi lên lớp giáo viên phải luôn chủ động nắm chắc nghệ thuật viết của tác giả trữ tình để dạy cho các em biết khai thác giá trị của biện pháp nghệ thuật đó trong bài để từ đó biết vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật đó vào viết văn. Bằng cách dạy đó làm cho thế giới tưởng tượng của các em thêm phong phú, đa dạng, từ đó trình độ tư duy và năng khiếu của các em có điều kiện phát huy.
Ví dụ: Khi dạy bài " Tre Việt Nam" (TV4 – T1 – T41) có viết:
" Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm. Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.”
GV có thể hỏi: “Em hãy cho biết trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Sử dụng biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì?”
Từ việc học sinh phát hiện được biện pháp nghệ thuật nhân hóa được sử dụng (không khuất mình, tay ôm tay níu, thương nhau chẳng ở riêng…) có tác dụng gợi lên tình cảm, phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam như kiên cường bất khuất, đoàn kết gắn bó yêu thương nhau…
Cảm thụ văn học nói chung là sự bộc lộ tình cảm, thái độ của con người đối với một tác phẩm văn học mà cụ thể đối với học sinh Tiểu học là tình
cảm, thái độ của học sinh đối với bài văn, bài thơ thông qua tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để bộc lộ nội dung của tác phẩm đó. Nói cách khác khả năng cảm thụ TPTT của học sinh chính là sự nhận thức cái hay, cái đẹp, cái thú vị của ngôn từ được tác giả sử dụng trong TPTT để chuyển tải có hiệu quả nội dung của tác phẩm trữ tình.