2.1.1 .Giới thiệu về nhà trường
2.2. Giới thiệu các tác phẩm trữ tình trong chương trình Tiếng Việt lớp 4
Chương trình sách sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 được đưa vào giảng dạy chính thức từ năm học 2006 – 2007. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1 được dạy trong 18 tuần, trong đó có 2 tuần ôn tập, kiểm tra, tổng có tất cả 7 tác phẩm trữ tình được đề cập chủ yếu là trong chương trình Tập đọc, Tập làm văn. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập hai được dạy từ tuần 19, gồm 2 tuần ôn tập và kiểm tra gồm tất cả 11 tác phẩm trữ tình phân phố đan xen theo 9/10 chủ điểm cụ thể như sau:
Chủ điểm Nội dung Trang
1. Thương người như thể thương thân.
- Mẹ ốm
- Truyện cổ nước mình
9 19 2. Măng mọc thẳng - Tre Việt Nam
- Gà Trống và Cáo
41 50 3. Trên đôi cánh ước mơ - Nếu chúng mình có phép lạ 76 4. Tiếng sáo diều - Mưa
- Tuổi Ngựa
141 149 5. Người ta là hoa đất - Chuyện cổ tích về loài người
- Bè xuôi sông La
9 26
6. Vẻ đẹp muôn màu - Chợ Tết - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. - Đoàn thuyền đánh cá 38 48 59 7. Những người quả cảm - Bài thơ về tiểu độ xe không kính 71 8. Khám phá thế giới - Đường đi Sa Pa
- Trăng ơi…từ đâu đến? - Dòng sông mặc áo
102 107 118 9. Tình yêu cuộc sống - Ngắm trăng. Không đề
- Con chim chiền chiện
137 148
Như vậy, cả chương trình Tiếng Việt lớp 4 có tổng 18 tác phẩm trữ tình.Tìm hiểu các TPTT trong chương trình sách giáo khoa Tiếng việt 4, chúng tôi nhận thấy việc biên soạn các TPTT để đưa vào chương trình được phối hợp theo 2 trục chủ điểm và kĩ năng. Cũng có sự tích hợp cao giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt.
Câu hỏi, bài tập liên quan đến việc rèn luyện kĩ năng cảm thụ TPTT trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 có thể chia làm 4 loại cơ bản đó là:
Loại thứ nhất: Nhắc lại nội dung miêu tả, nội dung thông tin của văn bản, tác phẩm trữ tình loại này chiếm gần 75% trong toàn bộ hệ thống câu hỏi.
Ví dụ: “Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam:
a)Cần cù b) Đoàn kết c) Ngay thẳng
(Tre Việt Nam – TV4 – T1 – Tr42) “ Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời và phong thái ung dung của Bác Hồ?”( Ngắm trăng. Không đề - TV4 – T2 – T138)
Loại thứ hai: Làm rõ ý của đoạn, khổ thơ hay nội dung của bài, loại này chiếm gần 12% trong toàn bộ hệ thống câu hỏi, bài tập.
Ví dụ: “Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì?”( Tuổi Ngựa – TV4 – T1 – Tr150);
“ Bài thơ thê hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?”( Trăng ơi…từ đâu đến?– TV4 – T2 – Tr108).
Loại thứ ba: Nhận biết các chi tiết nghệ thuật (dùng từ, sử dụng các biện pháp tu từ… ) thể hiện sự sáng tạo độc đáo khác thường của tác giả trữ tình. Loại này chiếm khoảng 4% trong toàn bộ hệ thống bài tập.
Ví dụ: “Hình ảnh “ Trong bom đạn đổ nát; Bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì? ( Bè xuôi sông La – TV4 – T2 – Tr27)
“ Hình ảnh những chiếc xe không kính vẫn băng băng ra trận giữa bom đạn của kẻ thù gợi cho em cảm nghĩ gì? (bài thơ về tiểu đội xe không kính – TV4 – T – Tr72).
Loại thứ 4: Yêu cầu học sinh nêu mục đích tác động của tác giả gửi gắm vào TPTT và yêu cầu hồi đáp văn bản trữ tình. Loại này chiếm gần 8% trong toàn bộ hệ thống bài tập.
Ví dụ: “Bài thơ gợi cho em nhớ đến những truyện cổ nào?” (Truyện cổ nước mình– TV4 – T1 – Tr20)
“Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì? (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – TV4– T2 – Tr48).
Như vậy, qua việc thống kê và sắp xếp các bài tập dành cho phần rèn luyện kĩ năng cảm thụ TPTT trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 chúng tôi nhận thấy như sau: Để bồi dưỡng nâng cao năng lực cảm thụ TPTT cho học sinh thì trước hết phải giúp học sinh hiểu về TPTT, đọc diễn cảm TPTT và làm các bài tập về rèn kĩ năng cảm thụ TPTT.
Để việc rèn luyện này có hiệu quả thì phải giúp học sinh đọc và nắm được nghĩa của các từ chìa khóa, ý của các câu thơ,tín hiệu nghệ thuật đặc biệt, ý của từng đoạn, từng khổ thơ và đại ý của toàn tác phẩm. Nhưng nghiên cứu hệ thống câu hỏi, bài tập rèn kĩ năng cảm thụ TPTT thì chưa đáp ứng
được. Cụ thể là chưa có hệ thống câu hỏi cho từng yêu cầu cụ thể, một số câu hỏi đưa ra còn mang tính chất chung chung, một số câu hỏi tự luận quá khó với học sinh, trong khi đó lại chưa đưa ra các phương án trả lời giúp học sinh lựa chọn theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Điều đó chứng tỏ sách giáo khoa chưa thực sự coi trọng việc giúp học sinh khai thác bài để hiểu sâu, hiểu kĩ nội dung bài đọc. Mà chúng ta đã biết, việc thực hành bài tập có vị trí rất quan trọng trong việc hiểu văn bản của học sinh, đặc biệt là văn bản nghệ thuật. Hay hệ thống câu hỏi, bài tập rèn kĩ năng cảm thụ TPTT về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật một cách sâu sắc, ý nghĩa của TPTT đi vào cuộc sống như thế nào? Thì chưa được quan tâm đúng mực. Những nội dung trên chưa được thể hiện trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4, trong vở bài tập Tiếng Việt cũng không có. Với những lí do trên, chúng tôi thiết nghĩ rằng việc xây dựng một hệ thống bài tập giúp học sinh đọc - hiểu, đọc diễn cảm và cảm thụ TPTT cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt là hết sức cần thiết, nhằm giúp giáo viên và học sinh có những hoạt động cụ thể, chi tiết nâng cao chất lượng của giờ Tiếng Việt góp phần bồi dưỡng năng lực cảm thụ TPTT cho học sinh.
2.3. Biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học sinh lớp 4 trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học
Để một giờ dạy Tiếng Việt thành công, điều quan trọng là giáo viên phải có phương pháp dạy học tích cực, truyền thụ kiến thức bằng phương pháp gợi mở, dẫn dắt toàn thể học sinh tham gia hoạt động học tập. Làm thế nào để các em vận dụng một cách độc lập, sáng tạo những điều tiếp thu được ở những TPTT vào cách viết văn và ứng xử các tình huống trong cuộc sống thường nhật. Dạy được học sinh điều đó là đã tạo cho các em năng lực cảm thụ nghệ thuật, giúp các em nói được tiếng nói riêng trong cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm về tác phẩm.