2.1.1 .Giới thiệu về nhà trường
2.3.6. Đa dạng hóa hoạt động cảm thụ tác phẩm trữ tình theo chủ đề và dạy
dạy học liên môn
Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó GV không chỉ dạy học bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn HS tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
Dạy học theo chủ đề là mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học mà GV giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào HS và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của HS, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học hay phân môn có liên hệ với nhau.
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có GV là người trình bày mà HS cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của HS. Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng của HS. Tạo cho HS một thói quen trong tư duy, lập luận, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, các em được học rất nhiều các phân môn như: Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Chính tả. Ngoài ra các em còn được học rất nhiều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội như: Toán, Khoa học, Đạo đức, kỹ năng sống... giữa các bộ môn trong nhóm có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trong quá trình tổ chức hoạt động cảm thụ TPTT, việc đa dạng hóa các hình thức và nội dung cảm thụ theo chủ đề là hết sức cần thiết. Khi hướng dẫn HS cảm thụ về một TPTT, GV cần chú ý liên hệ với những tác phẩm khác có cùng nội dung hoặc những tác phẩm trong cùng một thời gian sáng tác. Mục đích của việc làm này là giúp HS có được cái nhìn đa diện, đa chiều, gắn tác
phẩm với hoàn cảnh lich sử cụ thể để nó không xa rời thực tế và khắc sâu trong tâm hồn của mỗi học sinh.
Hoạt động cảm thụ TPTT cũng cần được xem xét trên bình diện liên môn, có sự gắn bó chặt chẽ trong các phân môn của môn Tiếng Việt cũng như với tất cả các môn học khác trong chương trình Tiểu học. Thông qua việc cảm thụ TPTT giáo dục cho HS tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước, ssống chan hòa thân thiện vớ mọi người xung quanh, cố gắng học tập và rèn luyện để trở thành những con người có ích cho xã hội.
Ví dụ: Thông qua việc giúp HS cảm thụ được những cái hay, cái đẹp trong ngôn từ và các tín hiệu nghệ thuật của bài thơ “Mẹ ốm” (TV4 – T1 – Tr9) giúp HS thấy được: “Tình cảm sâu sắc của người bạn nhỏ đối với mẹ. Thông qua những ngày mẹ ốm, bạn nhỏ hiểu hơn về sự vất vả và vị trí, tầm quan trọng của mẹ với cuộc sống của bạn nhỏ và của cả gia đình”. Từ đó, chúng ta tích hợp giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho HS giúp các em biết có tình yêu thương, trân trọng công lao sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ. Đồng thời giáo dục các em biết thể hiện tình yêu thương ấy bằng những hành động và việc làm phù hợp với lứa tuổi cụ thể như giúp mẹ làm việc nhà, giúp mẹ trông em, giúp mẹ nấu cơm…