2.1.1 .Giới thiệu về nhà trường
2.3.5. Tăng cường năng lực quan sát và thể hiện
Năng lực quan sát và thể hiện là một trong những biện pháp có hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ TPTT cho HS Tiểu học. Xuất phát từ việc quan sát có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình tiếp nhận văn học của học sinh Tiểu học, vì tư duy của HS Tiểu học phát triển từ tư duy trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Song hành với việc phát triển năng lực quan sát cần nâng cao khả năng thể hiện của HS, giúp các em biết diễn đạt tình cảm, cảm xúc, sự cảm nhận của mình về TPTT bằng các ngôn từ nghệ thuật, những từ ngữ câu văn giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu tượng và từng bước giúp các em sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật.
Việc phát triển năng lực quan sát của HS được thể hiện thông qua việc hướng dẫn HS tìm hiểu các bức tranh có liên quan đến TPTT, hoặc cho HS trực tiếp quan sát các đối tượng mà tác giả trữ tình đề cập trong TPTT trong điều kiện phù hợp. Đối với HS Tiểu học, những bức tranh ngay tựa đầu bài học có tác dụng vô cùng mạnh mẽ tới các em khi tìm hiểu nội dung TPTT. Quan sát ở đây còn là kĩ năng giúp HS nhanh chóng phát hiện những tín hiệu nghệ thuật, những hình ảnh, ngôn từ, cách biểu hiện cảm xúc độc đáo của TPTT.
Ví dụ: Khi giới thiệu bài thơ “ Truyện cổ nước mình”( TV4 – T1 – Tr18), ngay sau tên tác phẩm là một bức tranh có rất nhiều hình ảnh gắn liền với những hình ảnh nghệ thuật trong bài thơ: cô Tiên, ông Bụt…GV khi giới thiệu tác phẩm nên giúp HS biết khai thác những hình ảnh có trong SGK. Như
vậy, thông qua việc rèn luyện thường xuyên HS có khĩ năng quan sát ngay bức tranh khi tiếp cận với tác phẩm. Bằng việc xác định được nội dung các bức tranh HS có thể nhanh chóng phát hiện ra những nội dung chính được đề cập trong tác phẩm sắp tìm hiểu.
Đồng thời cũng cần phát triển cho HS khả năng đọc lướt có hiệu quả để phát hiện nhanh những câu thơ chứa đựng nội dung quan trọng, có ý nghĩa trong tác phẩm hay những hình ảnh nghệ thuật, biện pháp tu từ nghệ thuật được tác giải sử dụng trong TPTT.
Bên cạnh việc bồi dưỡng năng lực quan sát, năng lực thể hiện cũng vô cùng quan trọng. Có những trường hợp HS hiểu ý nghĩa TPTT, thấy được những tư tưởng, tình cảm mà tác giả trữ tình gửi gắm trong tác phẩm nhưng lại không biết cách thể hiện hoặc ngôn ngữ thể hiện và diễn đạt chưa đúng ý. Cần thường xuyên rèn luyện cho HS kic năng nói, kĩ năng viết trong nhiều tình huống cụ thể giúp HS diễn đạt ý tưởng một cách trôi chảy và có nghệ thuật hơn.
Năng lực quan sát và thể hiện là năng lực hết sức quan trọng và cần thiết giúp cho quá trình rèn luyện khả năng cảm thụ TPTT diễn ra hiệu quả hơn. Vì vậy, song hành với việc giúp các em cảm thụ được tác phẩm, nhận biết được những tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật, nắm bắt những tư tưởng tình cảm mà tác giả trữ tình gửi gắm thì việc rèn cho HS biết cách quan sát và thể hiện bằng ngôn ngữ của mình cũng rất cần thiết. Nó giúp HS biết làm chủ bài học, nói ra những suy nghĩ, tình cảm cảm xúc của mình một cách chân thực và sinh động.