2.1.1 .Giới thiệu về nhà trường
2.3.3. Bồi dưỡng hứng thú học tập
Hứng thú là một khâu quan trọng, là một hiện tượng tâm lý trong đời sống mỗi người. Hứng thú tạo điều kiện cho con người học tập lao động được tốt hơn. Nhà văn M.Gorki nói: "Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc". Việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Tiếng Việt nói chung và hứng thú với việc cảm thụ TPTT nói riêng là một việc làm cần thiết. Để tạo được sự hứng thú học tập cho các em, người giáo viên bồi dưỡng phải tạo được sự thoải mái trong học tập, phải làm cho các em cảm nhận được vẻ đẹp và khả năng kỳ diệu của ngôn từ trong tất cả các giờ học, các môn học để các em chiêm nghiệm, để kích thích vốn từ sẵn có của từng em.
Ví dụ: Giới thiệu bài thơ: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ( TV4 – T2 – Tr71)
“Các em biết không, trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ, biết bao thế hệ trẻ Việt Nam đã không ngại gian khổ, hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân của mình vì sự bình yên của Tổ quốc. Những phẩm chất và sự hi sinh cao cả ấy thực sự rất đáng khâm phục, đáng tự hào. Và để hiểu rõ hơn về những khó khăn, nguy hiểm trên đường ra trận và tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chú bộ đội lái xe, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Tập đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Cả những bài văn xuôi thuộc thể loại trữ tình cũng không gây cho các em cảm giác khô khan, chán học nếu chúng ta biết gây hứng thú cho học sinh, nếu giáo viên nắm được vấn đề và dùng phương pháp thích hợp để gây chú ý của học sinh.
Cho các em tiếp xúc càng nhiều càng tốt với những tác phẩm văn chương nghệ thuật, những tác phẩm trữ tình giàu cảm xúc, những mẫu câu sử dụng cú pháp hay, mẫu mực như Lê Trí Viễn đã nói "Không làm thân với văn thơ thì
không nghe thấy được tiếng lòng chân thật của nó". Cùng với sự tiếp xúc về văn chương còn có thể kể cho học sinh nghe về cuộc đời riêng của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, xuất xứ của những tác phẩm trữ tình đặc sắc, tổ chức nói chuyện văn thơ, ngoại khoá Tiếng Việt.