Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học sinh lớp 4 (Trang 84)

2.1.1 .Giới thiệu về nhà trường

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá

Đánh giá quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh thông qua kết quả học tập, tiêu chí đánh giá như sau:

- Đánh giá về mặt định lượng.

Thang điểm được tính theo thang điểm 10, và được chia thành 3 loại: Loại 1: Hoàn thành tốt (9-10 điểm)

Loại 2: Hoàn thành (7-8 điểm) Loại 3: Chưa hoàn thành (0-4 điểm) - Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí 1: Khả năng đọc hiểu nội dung, nghệ thuật tác phẩm trữ tình Tiêu chí 2: Khả năng cảm thụ tác phẩm trữ tình.

Tiêu chí 3: Khả năng diễn đạt cảm xúc bằng ngôn từ nghệ thuật.

- Đánh giá về thái độ, hứng thú và khả năng vận dụng kiến thức lĩnh hội được của học sinh trong quá trình học tập.

- Ngoài ra chúng tôi còn dựa vào một số tiêu chí: Tính cần thiết, khả thi... Đánh giá tiêu chí này thông qua việc xin ý kiến, quan sát, trò chuyện đối với cán bộ, giáo viên trong trường.

3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm và dựa vào những tiêu chí đánh giá ở trên chúng tôi tiến hành thu nhập, đánh giá những kết quả mà thực nghiệm mang lại. Kết quả thực nghiệm như sau:

Bảng số liệu 5: Chất lượng học sinh sau khi tiến hành thực nghiệm

Lớp Số lượng (HS)

Tỷ lệ

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 4A 46 28 60 10 21.7 8 18.3 4B 31 15 48.3 6 19.3 10 32.4

4C 28 10 35.7 10 35.7 8 28.6 Phân tích kết quả học tập của học sinh lớp 1 thực nghiệm và 2 lớp đối chứng ta thấy:

Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt yêu cầu ở lớp thực nghiệm lớp 4A khá cao đạt 60%. Trong khi đó tỷ lệ này ở lớp đối chứng lớp 4B là 48.3% và 4C là 35.7%.

Tỉ lệ học sinh hoàn thành yêu cầu ở lớp thực nghiệm 4A là 21.7% đứng thứ 2. Tỉ lệ học sinh đạt khá ở lớp đối chứng 4B đứng thứ 3 đạt 19.3%. Cao nhất là lớp 4C với 35.7%.

Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành yêu cầu của lớp thực nghiệm 4A là ít nhất với 18.3%, sau đó đến lớp 4C với 28.6% và lớp 4B là 32.4%.

Chính nhờ những kinh nghiệm mà chúng tôi đúc rút được trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy nên qua đợt thực nghiệm vừa rồi chúng tôi nhận thấy kết quả thu được ở lớp thực nghiệm như sau:

Bảng số liệu 6: Khảo sát chất lượng đọc và năng lực cảm thụ TPTT của học sinh lớp 4A sau khi dạy thực nghiệm.

STT Mức độ Đạt Chưa đạt

1 Đọc – Hiểu TPTT 38/46 82.6% 8/46 17.4%

2 Cảm thụ TPTT 30/46 65% 16/46 35%

3 Diễn đạt cảm xúc bằng ngôn từ

nghệ thuật. 36/46 78.2% 10/46 21.8%

Qua bảng số liệu ta thấy:

- Khả năng đọc – hiểu TPTT: Tỉ lệ HS đạt yêu cầu tăng 17.6% từ 65% lên 82.6%. Tỉ lệ HS chưa đạt yêu cầu cũng giảm từ 35% xuống còn 17.4%.

- Khả năng cảm thụ TPTT: Tỉ lệ HS đạt yêu cầu tăng 11% từ 54% lên 65%, số HS chưa đạt yêu cầu giảm từ 46% xuống còn 35%.

- Khả năng diễn đạt cảm xúc bằng ngôn từ nghệ thuật: Tỉ lệ HS đạt yêu cầu tăng 13.2% từ 65% lên 78.2%, tie lệ HS chưa đạt yêu cầu giảm từ 35% xuống còn 21.8%.

Sau khi dạy xong chúng tôi xin ý kiến của các giáo viên dự giờ (giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên tổ chuyên môn khối 4,5). Tiết dạy được đánh giá cao về việc sử dụng một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cảm thụ TPTT trong dạy học Tiếng Việt cho HS lớp 4. Học sinh tích cực hoạt động, các em tập trung, chú ý vào bài giảng hơn. Sau khi kết thúc tiết dạy chúng tôi điều tra học sinh trong lớp thấy rằng: đa số các em rất thích những giờ như vậy. Nhiều giáo viên cho rằng, mức độ nhận thức của học sinh được nâng lên khi sử dụng một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ TPTT trong dạy học Tiếng Việt không chỉ ở thái độ học tập của các em mà còn cả ở kết quả lĩnh hội kiến thức đặc biệt là năng lực cảm thụ TPTT của các em. Khi giáo viên đưa ra các câu hỏi, các yêu cầu trong giảng dạy thì học sinh đều thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Kết quả trên thể hiện sự đồng tình, hưởng ứng của giáo viên và các em học sinh ở Trường tiểu học Phong Châu, với những biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất nhằm nâng cao năng lực cảm thụ TPTT trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4. Và những biện pháp đó nếu được áp dụng triệt để và đồng bộ thì kết quả học tập của học sinh sẽ là rất cao. Như vậy, các biện pháp đó hoàn toàn khả thi, nếu được áp dụng và triển khai rộng rãi, phổ biến sẽ mang lại hiệu quả tốt đẹp không chỉ trong việc nâng cao năng lực cảm thụ TPTT trong dạy học phân môn tập đọc mà còn giúp ích rất nhiều cho các phân môn khác hay ngay cả trong đời sống, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học.

Muốn sử dụng các biện pháp được tốt đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi nâng cao cả về chuyên môn nghiệp vụ, thể hiện việc vận dụng linh hoạt các phương pháp, tạo không khí mới mẻ lôi cuốn học sinh.

Về phía học sinh nói chung so với trước rất nhiều các em thông minh, nhạy bén, có vốn sống, vốn hiểu biết phong phú. Nhưng điều đó không có nghĩa là các em sẽ thích ứng ngay được khi giáo viên sử dụng các biện pháp trong quá trình giảng dạy vì vậy đòi hỏi phải có thời gian và tuỳ thuộc vào các tổ chức của giáo viên có tạo được hứng thú cho học sinh hay không.

Việc thay đổi không khí lớp học góp phần không nhỏ để kích thích hứng thú, sự sáng tạo của học sinh tạo điều kiện thực hiện tốt quá trình sử dụng các biện pháp trong tiết dạy và tạo điều kiện để các em tiếp thu bài tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau quá trình nghiên cứu thực tiễn về việc sử dụng một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ TPTT trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 ở chương 2 thì ở chương 3 chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm. Quá trình thực nghiệm còn nhiều hạn chế về thời gian và điều kiện thực nghiệm nhưng kết quả từ những tác động sư phạm là không thể phủ nhận. Qua thực nghiệm ta thấy các biện pháp đề xuất đã phát huy nhiều tác dụng khi sử dụng một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cảm thụ TPTT trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4. Thực nghiệm là bước đánh giá không chỉ ở tính khả thi của các biện pháp mà còn đánh giá tính khả thi của đề tài nghiên cứu của khoa học này.

Do thời gian có hạn nên chúng tôi chưa có điều kiện áp dụng rộng rãi ở tất cả các khối lớp, tất cả các phân môn của bộ môn Tiếng Việt. Trong tương lại nếu điều kiện cho phép chúng tôi sẽ cố gắng phát triển hơn nữa nội dung đề tài của mình. Hi vọng những biện pháp mà chúng tôi đã ra trong đề tài này sẽ góp phần nào giúp ích cho các thầy cô giáo đang theo đuổi sự nghiệp trồng người.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích, nội dung nghiên cứu của đề tài đã trình bày ở phần mở đầu, công trình khoa học của chúng tôi về cơ bản đã hoàn thành việc nghiên cứu những vấn đề sau:

- Xác định được cơ sở khoa học của vấn đề cảm thụ TPTT. Trong đó, đã làm rõ các vấn đề về cảm thụ TPTT bao gồm về khái quát, phạm vi TPTT và các thể loại, cảm thụ TPTT trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, vị trí của việc dạy học cảm thụ TPTT ở Tiểu học, mục tiêu của việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ TPTT cho HS Tiểu học.

- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc cảm thụ TPTT của HS và việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ TPTT của GV cho HS ở Trường tiểu học Phong Châu. Từ kết quả điều tra cho thấy việc cảm thụ TPTT của HS chưa đạt được hiệu quả như mong mong muốn. Một trong các nguyên nhân chủ yếu được xác định là GV chưa tìm ra các biện pháp hữu hiệu, chưa biết cách thu hút HS vào các hoạt động học tập và HS ngại học và "sợ" học cảm thụ.

- Để khắc phục khó khăn của GV và HS khi dạy học bồi dưỡng năng lực cảm thụ TPTT trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, chúng tôi đưa ra các biện pháp cụ thể:

+ Bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ + Bồi dưỡng hứng thú học tập. + Bồi dưỡng vốn sống.

+ Tăng cường năng lực quan sát và thể hiện.

+ Đa dạng hóa hoạt động cảm thụ TPTT theo chủ đề và dạy học lien môn.

+ Tổ chức đàm thoại gợi mở nhằm nâng cao khả năng cảm thụ TPTT. + Xây dựng phiếu học tập và hệ thống bài tập tương tác nhằm nâng cao năng lực cảm thụ TPTT cho học sinh lớp 4.

- Để kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành dạy học thực nghiệm. Kết quả học thực

nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn, tính khả thi của các biện pháp và hệ thống bài tập nêu ra.

Như vậy, muốn bồi dưỡng kiến thức và nâng cao năng lực cảm thụ TPTT trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 được tốt giáo viên cần:

+ Bồi dưỡng để nâng cao vốn ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong nói và viết thông qua các tiết học.

+ Cần có sự đầu tư suy nghĩ để tìm ra các giải pháp thiết thực thông qua phân môn tập đọc nhằm giúp học sinh có niềm say mê học văn, khơi gợi ở các em sự sáng tạo, phát hiện được cái hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm.

+ Trong mỗi tiết dạy tập đọc giáo viên cần phát huy cao độ vai trò tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Đặc biệt là khâu tìm hiểu bài thông qua việc phát hiện các thủ pháp nghệ thuật.

+ Nắm vững chương trình sách giáo khoa mới, đưa ra hệ thống câu hỏi và phân tích được những câu hỏi mang tính cảm thụ văn học.

+ Coi trọng việc cung cấp vốn từ cho học sinh thông qua việc dạy học các phân môn của môn Tiếng Việt như: Tập đọc, Luyện từ và câu, tập làm văn... cụ thể như sau:

Phối hợp tốt vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học dạy học trong một tiết học.

Lựa chọn cách khai thác nội dung bài tập đọc một cách phù hợp, có thể đi từ phân tích đến tổng hợp hoặc ngược lại tuỳ thuôc vào nội dung cụ thể của bài.

Thông qua các hoạt động học tập của học sinh; giáo viên dẫn dắt học sinh phát hiện nội dung của đoạn văn, đoạn thơ (dựa vào tác dung của biện pháp nghệ thuật có trong đoạn văn, đoạn thơ đó).

+ Đặc biệt trong khi dạy Tiếng Việt lớp 4, giáo viên cần chú trọng đến việc phát hiện và bồi dưỡng khả năng cảm thụ TPTT cho học sinh, giúp học sinh ngoài việc hiểu nội dung bài đọc còn thấy được cái hay, cái đẹp của ngôn từ mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn, đoạn thơ đó. Điều đó không chỉ

nhằm nâng cao năng lực cảm thụ TPTT cho học sinh mà còn góp phần làm nền tảng cho các em học chắc môn văn học sau này ở các lớp tiếp theo.

2. Kiến nghị sư phạm

Dựa trên những cơ sở kết quả đã thu được sau khi tiến hành nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

2.1. Đối với nhà trường

Cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, nhận thức, kỹ năng chuyên ngành nhất là kỹ năng chuyên sâu cho giáo viên. Thường xuyên quan tâm đến đời sống giáo viên, động viên khuyến khích giáo viên, tạo điều kiện để giáo viên phối hợp các biện pháp dạy học trong dạy học nhằm nâng cao năng lực cảm thụ TPTT cho học sinh phục vụ cho môn học.

Cần quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng các biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ TPTT trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4. Đồng thời có các biện pháp quản lý và theo dõi kết quả của quá trình dạy và học.

2.2. Đối với giáo viên

Phải thường xuyên trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, học hỏi nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là kỹ năng sử dụng một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ TPTT trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh.

Có lòng nhiệt huyết, tận tâm với nghề, mến trẻ, phối hợp sử dụng linh hoạt một sóo biện pháp dạy học nhằm phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tích cực học tập của học sinh.

2.3. Đối với học sinh

Cần phải chủ động, tích cực, tự giác trong học tập để có thể lĩnh hội được một cách hiệu quả các kiến thức mà thầy cô truyền đạt.

Không ngừng học hỏi thầy cô và bạn bè, nâng cao vốn hiểu biết cho bản thân; rèn luyện đức - trí - thể - mỹ làm chủ tương lai, góp ích cho gia đình và xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Hòa Bình (1998), Dạy văn cho học sinh tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn học (theoloại thể), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thểloại, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

4. Hà Minh Đức (2002), Lý luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

5. Tạ Đức Hiền, Nguyễn Việt Nga, Phạm Đức Minh (2006), Cảm thụ văn tiểu học 4, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

6. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội.

7. Nguyễn Thanh Hùng (2001), Hiểu văn dạy văn, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Thanh Hùng (2005), Đọc tiếp nhận văn chương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

9. Dương Thị Hương ( 2009), Giáo trình cảm thụ văn học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

10. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1994), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ởTiểu học tập 1, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

11. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1995), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ởTiểu học tập 2, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

12. Lê Lưu Oanh, Phạm Đăng Dư (2007), Giáo trình Lý luận văn học (Dành cho học viên ngành Giáo dục tiểu học, tại chức và từ xa), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

13. Trần Văn Sáu, Võ Thị Hoài Tâm (2008), Học tốt Tiếng Việt lớp 4, Nhà xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

14. Trần Đình Sử (2002), Văn học và thời gian, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15. Trần Đình Sử (2004), Giáo trình lý luận văn học (tập 1), Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

16. Trần Đình Sử (2005), Giáo trình lý luận văn học (tập 2), Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

17. Trần Đình Sử (2008), Lý luận và phê bình văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

18. Ngô Thanh Tâm (2012), Tiếng Việt nâng cao tiểu học 4, Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội.

19. Trần Ngọc Thanh (2008), Nâng cao năng lực cảm thụ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu điều tra Anket dành cho giáo viên trường Tiểu học Phong Châu, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.

Để góp phần tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình trong dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 4, xin thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau (khoanh vào chữ cái đặt

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học sinh lớp 4 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)