Bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học sinh lớp 4 (Trang 67 - 70)

2.1.1 .Giới thiệu về nhà trường

2.3.2. Bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ

Năng lực ngôn ngữ là năng lực cơ bản và đầu tiên để HS có thể thực hiện tốt các kĩ năng cảm thụ TPTT một cách hiệu quả nhất. Năng lực ngôn ngữ cần phải được bồi dưỡng ngày càng sâu sắc hơn và theo từng giai đoạn nối tiếp nhau. Thời gian đầu, năng lực ngôn ngữ chỉ tập trung ở việc diễn đạt đúng từ, đúng nghĩa. Ở những giai đoạn cao hơn thì năng lực ngôn ngữ cần phải được phát triển cùng với năng lực tư duy và đỉnh cao là giúp HS có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa biểu tượng trong quá trình cảm thụ TPTT.

Ngay từ những buổi học đầu tiên với cảm thụ văn học, giáo viên phải giúp học sinh hiểu rõ được cảm thụ văn học nói chung và cảm thụ TPTT nói riêng là một phần rất quan trọng của môn Tiếng Việt. Để đánh giá năng lực cảm thụ TPTT của HS Tiểu học chúng ta thường xem xét ở nhiều khía cạnh, xong điều dễ nhận thấy nhất đó là mức độ hiểu, nắm bắt của học sinh về giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của TPTT và việc học sinh trình bày sự hiểu biết đó bằng ngôn ngữ nghệ thuật.

Giúp học sinh hiểu cảm thụ kiến thức văn chương là quá trình tiếp nhận, hiểu và cảm được tính hình tượng của văn chương, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn chương. Cảm thụ TPTT là một quá trình nhận thức cái đẹp chứa trong thế giới ngôn từ của TPTT.

Năng lực cảm thụ TPTT là khả năng phát hiện được những tín hiệu nghệ thuật của TPTT và đánh giá được chúng trong việc biểu đạt nội dung. Cảm thụ TPTT là cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế

nhị và đẹp đẽ trong TPTT được đọc đồng thời là sự thể hiện thái độ, chia sẻ của người đọc với những gì đã đọc và cảm nhận. Để làm được những điều đó, rất cần đến sự bồi dưỡng về năng lực ngôn ngữ. Có biết cách sử dụng ngôn ngữ hợp lí, chính xác, có vốn ngôn ngữ, từ ngữ đa dạng, phong phú thì HS mới có thể thể hiện hết được những suy nghĩ, tình cảm của mình khi tiếp cận với một TPTT. Đồng thời cần tích hợp ôn luyện tại các kiến thức về Tiếng Việt như: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các biện pháp tu từ trong Tiếng Việt.

Qua các giờ tập đọc, kể chuyện, tập làm văn, học sinh sẽ được làm quen và cảm nhận bước đầu về một số kiến thức liên quan đến cảm thụ TPTT như: Hình ảnh (là toàn bộ đường nét, màu sắc, đặc điểm của người, vật, cảnh bên ngoài được ghi trong tác phẩm nhờ đó ta có thể tưởng tượng ra); chi tiết (là điểm nhỏ, ý nhỏ trong nội dung); bố cục (là sự xếp đặt, trình bày các phần để tạo nên một nội dung hoàn chỉnh)…

Giáo viên giúp HS phát huy trí tưởng tượng, phân tích văn học…từ đó yêu thích môn Tiếng Việt hơn. Qua cảm thụ, HS tăng cường vốn từ ngữ, biết sử dụng các phương pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng, hoán dụ, ẩn dụ…trong bài tập làm văn, bài cảm thụ của mình.

Chẳng hạn, khi dạy bài thơ: “ Trăng ơi…từ đâu đến?”( TV4 – T2 – Tr107)

Trăng ơi…từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ lên trước nhà. Trăng ơi…từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kì Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi. Trăng ơi…từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời.

- Trong bài có những câu thơ nào được lặp lại? Lặp lại như vậy nhằm mục đích gì? (Câu thơ “Trăng ơi…từ đâu đến?”, được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ như vậy nói lên mỗi khổ thơ là một sự lí giải khác nhau hết sức hồn nhiên của tác giả về nguồn gốc của trăng)

- Mỗi khổ thơ, vầng trăng được gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì? những ai?( Vầng trăng được gắn với: Quả chín, mắt cá, quả bóng, lời mẹ ru, đường hành quân, chú bộ đội).

- Những đối tượng được gắn với trăng có ý nghĩa như thế nào với trẻ thơ? Việc tác giả lí giải nguồn gốc trăng đến bằng những hình ảnh đó mang lại ý nghĩa như thế nào?( Những đối tượng được gắn với trăng rất gần gũi, quen thuộc với trẻ thơ. Việc sử dụng những hình ảnh đó để lí giải nguồn gốc của trăng thu hút sự chú ý của HS, làm cho trăng trở nên gần gũi thân thuộc với cuộc sống của trẻ thơ từ những ngày còn thơ bé).

Hoặc khi dạy bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” (TV4 – T2 – Tr48). Trước hết là phải giúp học sinh đọc để hiểu được nội dung từng đoạn và nội dung cả bài. Bài thơ chia làm 2 đoạn tương ứng với 2 ý, mỗi ý bắt đầu bằng câu thơ: “ Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi”

Đoạn 1: “Em cu Tai…vung chày lún sân”: Đoạn thơ thể hiện sự gắn bó, yêu thương giữa mẹ và con ngay cả lúc mẹ đang khom lưng giã gạo, giữa nhịp lao động của người mẹ với giấc ngủ của con, giữa lòng yêu nước và yêu con của mẹ.

Đoạn 2: “Em cu Tai…ngủ ngoan A-kay hỡi…”: Đoạn thơ thể hiện tình yêu thương sâu sắc của mẹ với em cu Tai ngay cả khi mẹ lên núi tỉa bắp. Em cu Tai là mặt trời của mẹ, là ánh sáng là niềm tin để xua đi những vất vả, mệt mỏi khi lao động và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của người mẹ miền núi.

Nội dung của bài thơ: Bài thơ ca ngợi tình yêu đất nước, yêu con sâu sắc của người mẹ miền núi, cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ. Cái tài tình là nhà thơ đã khắc họa được điều đó thông qua lời ru của mẹ trong khi lao động.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình cho học sinh lớp 4 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)