Kết luận chương 1.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi (Trang 28 - 30)

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng và kết quả điều tra bằng phiếu đối với giáo vên mầm non cho phép chúng tôi có những nhận xét sau:

- Các giáo viên đã tổ chức giáo dục dinh dưỡng theo chươg trình của Bộ giáo dục và đào tạo và một số giáo viên còn tìm tòi thêm những hoạt động khác phù hợp với trẻ và với từng điều kiện của từng trường.

- Khi tổ chức giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ tuy các giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức như lớp chật, học sinh trong một lớp quá đông … nhưng các giáo viên đã cố gắng tổ chức giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe để đảm bảo cho trẻ có sự hiểu biết về dinh dưỡng, lợi ích của dinh dưỡng đối với cơ thể của trẻ.

- Giáo viên đã lồng ghép, tích hợp dinh dưỡng vào trong các môn học khác một cách hợp lý, khoa học đảm bảo yêu cầu và phù hợp với bài học.

- Hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ con đơn điệu chủ yếu là bằng hình thức hoạt động tập thể. Chưa chú trọng việc tổ chức hoạt động theo nhóm. Phương pháp tổ chức của cô giáo còn thiếu sự sáng tạo, rập khuôn, máy móc theo kinh nghiệm của cá nhân.

- Giáo viên ít tổ chức cho trẻ những hoạt động mới, chưa chú ý vào các đồ chơi cho trẻ. Hầu hết là đồ chơi trong các góc như góc xây dựng, góc học tập, góc nấu ăn cũng có nhưng chưa đa dạng và còn thiếu nhiều. Trẻ chưa thực sự thích thú khi tham gia vào góc hoạt động này.

- Giáo viên chưa chú ý sửa sai cho trẻ trong khi trẻ hoạt động. Mặc dù đã cố gắng tổ chức hoạt động theo đúng chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo quy định, nhưng nhìn chung việc tổ chức của cô giáo vẫn còn qua loa, chưa thực sự lôi cuốn trẻ tích cực tham gia. Bên cạnh đó cô thường cho trẻ tham gia vào các hoạt động dễ, ít đưa vào yếu tố mới lạ, những tình huống hấp dẫn nên chưa duy trì được hứng thú của trẻ.

* Một số nguyên nhân:

- Giáo viên quá bận rộn với công việc hàng ngày ở trường, với các phong trào thi đua văn nghệ dành cho cô và trẻ (thi giáo viên dạy giỏi, các chương trình văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn…), về nhà lại phải soạn giáo án, hoàn thiện sổ sách và chăm lo công việc cho gia đình nên khi đến lớp các cô thường không còn thời gian và tâm trí để thiết kế, sáng tạo thêm các biện pháp sao cho việc giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn.

- Giáo viên thường không lập kế hoạch tổ chức giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ, không xác định mục tiêu rõ ràng, chưa đưa những yếu tố mới lạ vào để thu hút trẻ do đó trẻ có hứng thú tham gia nhưng nhanh chán.

- Giáo viên thường ngại tổ chức cho trẻ những hoạt động giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề vì khi trẻ tham gia hoạt động cô giáo vừa phải hướng dẫn trẻ, vừa phải quản lớp do lớp quá đông, nên sẽ làm ảnh hưởng tới trẻ.

- Việc tổ chức giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ chưa được thường xuyên nên có tổ chức hoạt động trẻ cũng không hiểu và nắm được mục đích của cô giáo muốn đưa trẻ tới, trẻ lúng túng và điều này làm trẻ nhanh chán, không thích thú tham gia.

- Do hoạt động dinh dưỡng không phải là một tiết học chính nên việc tổ chức giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ không được như những tiết học khác, chỉ lồng ghép trong các tiết học khác. Vấn đề tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ vẫn còn hạn chế.

Như vậy để phát huy tích cực việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo, giúp trẻ phát triển toàn diện, trẻ cần được giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe nhiều hơn nữa. Các nhà giáo dục, đặc biệt là giáo viên mầm non cần phải chú ý nhiều hơn vào việc tìm ra những biện pháp phù hợp để giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi được tốt nhất, đem lại hiệu quả giáo dục cao.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)