đề cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi.
Các biện pháp trên có mối liên hệ mật thiết với nhau. Là người trực tiếp đứng lớp, giáo viên mầm non cần phải phối hợp các biện pháp sao cho phù hợp với từng nội dung, chủ đề ở trường mầm non. Kết hợp các nội dung dạy học vào từng hoạt động của trẻ (ăn, ngủ, vệ sinh, …) giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ ở trường mầm non.
Ví dụ: Trong giờ ăn trưa của trẻ tại trường mầm non, giáo viên giúp trẻ nhận biết các loại thực phẩm thuộc 4 nhóm lương thực thực phẩm (rau củ, thịt, cá, hoa quả, …), động viên khuyến khích trẻ ăn đầy đủ các loại thức ăn khác nhau, không kén ăn, ăn nhiều rau xanh, ăn hết suất ăn của mình, …
2.4. So sánh hai hệ biện pháp giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi.
STT Biện pháp giáo viên thường dùng Biện pháp đề xuất
1
Các hoạt động giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe dập khuôn, lần lượt
Sưu tầm, lựa chọn các hoạt động giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe
theo chủ đề phù hợp
2 Tổ chức bữa ăn trưa hợp lý cho trẻ
ở trường mầm non
3 Giáo dục thói quen vệ sinh – văn
minh trong ăn uống cho trẻ
4
Kiểm tra cân nặng của trẻ theo tháng, quý
Kiểm tra, giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ thông qua biểu đồ tăng trưởng
5
Thực hiện tuần tự các nội dung của các chủ đề không lồng ghép
Chủ động lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ theo chủ đề ở trường mầm non
6
Giới thiệu sơ lược về các thực phẩm chính
Tăng cường củng cố cho trẻ kiến thức về 4 nhóm lương thực thực phẩm.
Từ bảng trên chúng tôi thấy các biện pháp mà giáo viên sử dụng vẫn chưa thực sự phát huy được khả năng hoạt động cũng như những thế mạnh của trẻ trong các hoạt động giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề.
Những biện pháp mà chúng tôi đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế và bổ sung một số biện pháp nhằm phát huy hơn nữa khả năng nhận biết về giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi. Quan tâm hơn đến đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức, khả năng tập trung và tiếp thu của trẻ khi tham gia vào các hoạt động giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề. Động viên, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực và sáng tạo giúp trẻ có thêm những hiểu biết về dinh dưỡng và sức khỏe của bản thân. Sau mỗi hoạt động, giáo viên nên tiến hành nhận xét để trẻ có thể hoàn thiện hơn trong các hoạt động sau, đồng thời giúp trẻ có hứng thú với hoạt động.