sức khỏe theo chủ đề cho trẻ ở trường mầm non.
* Mục đích:
Giúp trẻ học hứng thú hơn, thông qua đó trẻ hiểu nội dung mà giáo viên muốn dạy trẻ.
* Ý nghĩa:
Việc lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo các chủ đề ở trường mầm non giúp cho việc giáo dục dinh dưỡng có hiệu quả hơn. Trẻ sẽ thích thú hơn khi lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các tiết học khác như kể truyện, thể dục, … Trẻ tham gia nhiệt tình hơn, trẻ thích được làm các nhân vật trong truyện, trẻ sẽ thấy được mặt tốt và mặt xấu.
* Nội dung:
Lồng ghép hoạt động giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe trong các hoạt động của mỗi chủ đề khác nhau ở trường mầm non. Trẻ hiểu được lợi ích của nó đối với sức khỏe của trẻ. Khi trẻ thực hiện thì trẻ sẽ làm tốt hơn.
- Khi dạy tiết thể dục với chủ điểm là thế giới thực vật, đề tài: “Trèo cây hái quả”. Qua bài dạy, giáo viên có thể hỏi trẻ đó là quả gì, màu sắc, mùi vị như thế nào? Trước khi ăn thì phải làm gì?
- Cho trẻ tham quan chăm sóc “vườn cây của bé” tìm hiểu sự phát triển của một số loại rau, củ thông thường, cách chăm sóc và lợi ích của chúng đối với sức khỏe con người. Trẻ phân biệt được một số loại rau, củ, quả thông thường, giáo dục trẻ ăn đầy đủ vì ngoài việc trẻ ăn vào để phát triển về cơ thể thì nó còn giúp cho trí thông minh của trẻ.
Bé chăm sóc vườn cây (Các bé 3 tuổi - Trường mầm non Lê Đồng)
- Trong tiết kể chuyện với bài: “Thỏ bông bị ốm”. Qua câu chuyện giáo dục trẻ không được uống nước lã, không ăn quả xanh như vậy sẽ đau bụng, uống nước lã trong đó có rất nhiều trứng giun và nó sẽ vào cơ thể, không tốt cho cơ thể. Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường, lớp học, sửa lỗi cho trẻ trong quá trình chơi can thiệp nhẹ để trẻ nhận ra các tình huống nhầm lẫn hoặc không thực hiện đúng yêu cầu. Tạo tình huống để trẻ thể hiện cách ứng xử, qua đó giáo viên đánh giá mức độ biểu hiện tính tích cực, thái độ hành vi trong thực hiện nội dung giáo dục trẻ để kịp thời uốn nắn, bổ sung.
- Dạy trẻ hiểu về văn hóa: Món ăn dân tộc, các món ăn ngày hội, ngày lễ. Trẻ hiểu tại sao vào những ngày như thế lại hay làm những món ăn như vậy, giúp trẻ hiểu ra và có những biểu hiện, thái độ nghiêm túc hơn, tôn trọng hơn.
Chú trọng mạng nội dung theo chủ đề, phù hợp độ tuổi, tổ chức tốt hoạt động vui chơi trong hoạt động góc (trong chủ điểm gia đình cho trẻ đóng vai mẹ chăm sóc con), giáo viên sáng tác, tổ chức sưu tầm tư liệu thơ ca, câu đố, chuyện kể, xây dựng tiết mẫu, tăng cường làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Trao đổi, trò chuyện với trẻ để tìm hiểu đặc điểm cá biệt của mỗi trẻ và các trẻ khác trong nhóm nghiên cứu, tăng cường mối quan hệ mật thiết với trẻ để quá trình nghiên cứu đạt yêu cầu, mặt khác hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu khác.
- Một số nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe vào các chủ đề:
Chủ đề Nội dung
Trường mầm
non
- Các món ăn tại trường, tập ăn hết xuất, hành vi văn minh trong ăn uống.
- Tập tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày tại trường.
- Tập luyện thói quen tốt về vệ sinh cá nhân, đi vệ sinh đúng nơi quy định, giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Tập thể hiện bằng lời nói với cô giáo một số dấu hiệu khi bị ốm. - Nhận bết những vật dụng, nơi an toàn và không an toàn tại trường mầm non. Mối nguy hiểm khi theo người lạ, ra khỏi khu vực lớp, trường khi chưa được sự cho phép của cô giáo. Giữ an toàn cho bản thân và cho bạn khi chơi.
Bản thân
- Nhu cầu và vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe. Các bữa ăn trong ngày. Ăn uống đủ chất để cơ thể lớn lên và khỏe mạnh. Các món ăn ưa thích. Một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe.
- Một số bệnh liên quan đến ăn uống.
- Vệ sinh thân thể. Tập thói quen tốt về vệ sinh cá nhân. Tập phục vụ trong sinh hoạt.
- Giữ gìn và bảo vệ sức khỏe. Một số biểu hiện khi bị ốm. - Trang phục phù hợp với thời tiết.
- Phòng tránh nguy hiểm. Tập nói với người lớn khi bị lạc: địa chỉ số nhà, tên bố mẹ, anh hoặc chị…
Gia đình
- Nhu cầu ăn uống của gia đình. Các bữa ăn trong gia đình. Làm quen và tham gia chế biến một số món ăn dơn giản. Làm quen với 4 nhóm thực phẩm.
- Tập giúp bố mẹ làm một số việc vừa sức. Làm gì khi trong gia đình có người ốm.
- An toàn khi sử dụng đồ dùng trong gia đình. Tránh những vật dụng nơi nguy hiểm.
Nghề nghiệp
- Giới thiệu một số nghề liên quan đến cung cấp thực phẩm, bảo vệ sức khỏe.
- Ăn uống đủ chất để lớn lên có sức khỏe làm việc. - Hợp tác với bác sĩ khi được khám chữa bệnh.
- An toàn: Tránh nơi nguy hiểm ở các khu vực sản xuất, an toàn với một số dụng cụ của nghề, mối nguy hiểm khi nghịch và nhặt bơm kim tiêm (dễ bị lây bệnh…).
Thế giới động
vật
- Giá trị của thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Các món ăn nấu từ thực phẩm có nguồn gốc động vật.
- Không ăn thức ăn ôi thiu.
- Mối nguy hiểm khi tiếp xúc với chó, mèo lạ. Cẩn thận khi tiếp xúc với một số con vật.
Tết và thế giới thực vật
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin. Một số rau, củ, quả nhiều vitamin. - Giá trị của nhóm thực phẩm giàu vitamin. Các món ăn nấu từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
- Các món ăn ngày tết, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngày tết.
- Giữ gìn sức khỏe trong ngày tết và khi chuyển mùa.
- Rửa sạch, gọt vỏ khi ăn một số hoa quả. Bỏ vỏ, bỏ hạt khi ăn. - Mối nguy hiểm khi trèo cây, trú mưa dưới gốc cây to.
Giao thông
- An toàn khi tham gia giao thông.
- Các phương tiện chuyên chở thực phẩm. - Xe cứu thương.
Nước và các hiện tượng tự nhiên
- Vai trò của nước đối với con người. Một số món ăn theo mùa. - Liên quan giữa thời tiết với sức khỏe
- Lựa chọn trang phục theo thời tiết.
- Ích lợi của trang phục phù hợp thời tiết với sức khỏe.
Quê hương
- Một số loại quả, món ăn theo vùng miền. - Một số món ăn của quê hương.
- Giữ gìn vệ sinh ăn uống và môi trường trong những ngày lễ hội tại quê hương.
Trường tiểu học
- Tư thế ngồi đúng, không xem sách chỗ không đủ ánh sáng. - An toàn: Mối nguy hiểm khi chọc bút, ném thước kẻ vào bạn.
* Điều kiện vận dụng:
- Giáo viên thường xuyên lồng ghép giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe vào trong các tiết học, sắp xếp sao cho hợp lý, phù hợp với chủ đề, chủ điểm.
- Giáo viên có thể lựa chọn bổ sung cho các chủ đề sao cho phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ.
- Giáo viên cũng cần phải nắm chắc nội dung của bài và cũng như khả năng của trẻ trong lớp để nâng cao dần mức độ khó của bài học.
Hoạt động: Người nội trợ tài ba của các bé 3tuổi trường mầm non Lê Đồng