cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi.
Chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn bé chính là sự đầu tư lâu dài và ngay từ đầu, tạo tiền đề cho sự tăng tốc trong sự phát triển kinh tế - xã hội tương lai.
“Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”
(Lời nói của chủ tịch Hồ Chí Minh)
Giáo dục phải xuất phát từ cuộc sống, cuộc sống phải có giáo dục, giáo dục để phục vụ cuộc sống, dùng cuộc sống để giáo dục trẻ thông qua lao động của chính mình. Giáo dục cho trẻ thái độ, hành vi, thói quen, kỹ năng cần thiểt trong vệ sinh ăn uống hàng ngày. Bước đầu khi được ăn ở lớp các cháu được giáo dục dinh dưỡng thông qua lồng ghép, tích hợp vào các tiết học, các hoạt động ở mức độ khác nhau, áp dụng dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau để trẻ tiếp thu một cách thoải mái, không gò bó. Trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, các yêu cầu về vệ sinh dinh dưỡng như rửa tay trước khi ăn, giúp cô chuẩn bị bàn ăn, thực hiện thao tác trong khi ăn, … Giáo viên chú trọng thực hiện các nội dung giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ nhằm giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh, phòng bệnh tật, tiết kiệm được tiền của, công sức của nhân dân đem ý nghĩ về kinh tế. Đây cũng chính là sự quan tâm của nền y học xã hội chủ nghĩa. Cải thiện điều kiện dinh dưỡng là một trong những điểm thiết yếu của chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Vệ sinh trẻ em là một phần quan trọng trong vệ sinh học. Là khoa học, nó nghiên cứu những biện pháp nhằm củng cố sức khoẻ cho trẻ, giúp cở thể phát triển một cách toàn diện, cân đối và tổ chức giáo trẻ hợp lý. Nếu người ta chỉ chú ý cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ mà không chú ý về mặt vệ sinh thì không đem lại hiệu quả cho bữa ăn. Ngược lại còn có thể gây ngộ độc, thậm chí
gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Cần làm tốt công tác giáo dục vệ sinh dinh dưỡng tới mọi đối tượng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Vệ sinh dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Đối với trẻ em quá trình phát triển của cơ thể từ khi còn trong bụng mẹ đến khi trưởng thành trải qua những giai đoạn nhất định và chịu ảnh hưởng của nhiều giai đoạn khác nhau. Trong đó các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ: tuổi, trọng lượng, thể chất và tinh thần của các bà mẹ khi mang thai, môi trường sống của trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng của chúng, sự chăm sóc sức khoẻ, điều kiện giáo dục, vui chơi, vệ sinh cá nhân, … Do đó vệ sinh dinh dưỡng trẻ em cần phải nghiên cứu các biện pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng xấu của việc tổ chức vệ sinh dinh dưỡng đến các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ, hình thành cho trẻ tính tự giác, thói quen, hành vi tốt. Thông qua lao động trải nghiệm trẻ thể hiện nhận thức (giáo dục) và hình thành tình cảm, kỹ năng, thái độ và đã có nhiều thay đổi tích cực tại lớp, tại trường và ở gia đình trẻ.