Biện pháp 6: Tăng cường củng cố cho trẻ kiến thức về 4 nhóm lương thực thực phẩm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi (Trang 44 - 48)

thực - thực phẩm.

* Mục đích:

Trẻ nhận biết và phân biệt được các loại thực phẩm, lợi ích của các loại thực phẩm đối với sức khỏe của con người.

* Ý nghĩa:

Tăng cường củng cố cho trẻ kiến thức về 4 nhóm lương thực thực phẩm nhằm giúp trẻ phân biệt được trong nhóm lương thực bao gồm những loại nào, thực phẩm có những loại nào, giá trị dinh dưỡng của nó ra sao. Thông qua đó, trẻ sẽ có thêm lượng kiến thức giúp trẻ thích ăn và ăn đầy đủ hơn. Trẻ hiểu được nhu cầu các chất dinh dưỡng của con người được đáp ứng bởi các loại lương thực thực phẩm. Ngoài ra còn giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh hơn, vì vậy trẻ biết được lợi ích của lương thực thực phẩm rất quan trọng với cơ thể của trẻ.

* Nội dung:

Giáo viên sử dụng các hình thức dạy trẻ như là: sử dụng tranh ảnh, vật thật,… Dạy trẻ phân biệt giữa các loại lương thực và thực phẩm. Cho trẻ gọi đúng tên và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như khi trẻ hoạt động góc thì có góc bán hàng, góc nấu ăn,…

Cho trẻ đọc những bài thơ, những bài đồng dao về các loại lương thực, thực phẩm và dùng phương pháp đàm thoại để hỏi trẻ.

Dạy trẻ những loại thức ăn giàu gluxit, protein, lipit, vitamin và muối khoáng.

* Cách tiến hành:

Trước khi dạy trẻ, giáo viên cần phải chuẩn bị đồ dùng, bài thơ, câu đố phù hợp với bài.

- Về lương thực, thực phẩm:

+ Nhóm lương thực bao gồm: Ngũ cốc, gạo, ngô, bột mì, khoai củ, khoai lang, khoai tây.

+ Nhóm thực phẩm bao gồm:

- Thực phẩm nguồn gốc động vật bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, nhộng, lươn,…

- Thực phẩm nguồn gốc thực vật bao gồm: đậu đỗ, hạt có dầu, lạc vừng, rau quả,…

- Dạy trẻ một bữa ăn cần được phối hợp nhiều loại thức ăn có trong 4 nhóm thực phẩm như sau:

Thức ăn giàu gluxit

- Gạo tẻ, gạo nếp, ngô, khoai,… - Đường,…

Thức ăn giàu protein

- Sữa, trứng, thịt, cá, tôm… - Đậu đỗ…

Thức ăn giàu vitamin và muối khoáng

- Các loại rau, củ, quả,…

Thức ăn giàu lipit

- Dầu, mỡ,… - Lạc, vừng,…

- Hình thức cho trẻ xem hình ảnh: trẻ nhận biết và gọi đúng tên từng loại và thuộc nhóm nào? Qua đó giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, hỏi trẻ trước khi ăn phải làm gì, có thể chế biến thành những món gì, có chứa chất gì?

- Hình thức cho trẻ hoạt động góc: Trò chơi bán hàng – cô chọn một vài cháu làm người bán hàng, những cháu còn lại sẽ làm người mua hàng. Cô chia nhóm, nhóm mua hàng thuộc nhóm lương thực, nhóm mua hàng thuộc nhóm thực

phẩm. Cô tổ chức cho trẻ chơi đồng thời kiểm tra, quan sát xem trẻ đã chơi đúng chưa. - Hình thức sử dụng một số bài thơ: CÀ RỐT VÀ CỦ CẢI Cà rốt và củ cải Anh em cùng một nhà Cà rốt đỏ như lửa Củ cải trắng nuột nà. (Sưu tầm) VƯỜN CẢI

Gió lên vườn cải tốt tươi Lá xanh như mảnh mây trời lao xao

Em đi múc nước dưới ao

Chiều chiều em tưới, em rào em trông…

(Trần Đăng Khoa)

Sau khi trẻ thuộc thơ, trẻ đọc thơ xong giáo viên dùng phương pháp đàm thoại để hỏi trẻ: Bài thơ các con đọc nói vè loại rau gì? Rau cải có thể chế biến thành những món ăn gì? Có chứa nhiều chất gì? Thuộc nhóm lương thực hay thực phẩm? Khi trả lời được những câu hỏi đó, trẻ hiểu được rau cải tốt cho sức khỏe của trẻ và thuộc nhóm nào.

- Hình thức sử dụng một số câu đố: Cũng gọi là cà Nhưng vỏ màu đỏ Luộc, hấp, bung, xào Đều ăn được cả

Là quả gì? (Quả cà chua) Con gì sống ở trong hang

Hai càng, tám cẳng bò ngang suốt đời. (Là con gì?)

Sau khi sử dụng hình thức là câu đố thì giáo viên cũng sử dụng phương pháp đàm thoại. Trẻ giải câu đố và hỏi trẻ những tác dụng của nó và thuộc nhóm nào? Qua đó trẻ sẽ tích lũy cho bản thân những kiến thức về dinh dưỡng, giáo dục trẻ về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn và sau khi ăn.

- Nếu trong quá trình giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, hỏi trẻ mà trẻ không trả lời được thì giáo viên có thể định hướng cho trẻ trả lời. Cho trẻ tham gia vào hoạt động góc thường xuyên để trẻ tự học hỏi sau mỗi lần trẻ tham gia chơi. Cô cũng quan sát hướng dẫn trẻ, tham gia cùng trẻ để khuyến khích trẻ tham gia.

* Điều kiện vận dụng:

- Giáo viên không ngừng nâng cao trình độ, sưu tầm những bài thơ, câu đố và những phương pháp phù hợp để dạy trẻ.

- Giáo viên phải linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức tạo hứng thú cho trẻ, nội dung phải phù hợp với khả năng của trẻ.

- Giáo viên cần tôn trọng sở thích riêng của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động.

- Trong quá trình dạy trẻ cần phải bao quát được trẻ nhất là cho trẻ tham gia vào các hoạt động.

Các nhóm thực phẩm chính

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)