- Mục đích: Củng cố sự nhận biết một số loại rau thường thấy, trẻ biết ăn phần nào của rau, củ, quả; biết rau dùng để làm gì Pháp triển khả năng quan sát và
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 1 Kết luận chung.
1. Kết luận chung.
Qua nghiên cứu lý luận các vấn đề có liên quan đến đề tài “Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi” bản thân tôi nhận thấy công tác giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ mẫu giáo đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển con người. Sức khỏe, khả năng lao động và tuổi thọ của con người phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái sức khỏe của họ lúc nhỏ.
Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non nên mọi tác động tốt, xấu ở lứa tuổi này đều ảnh hưởng đến cuộc đời của trẻ sau này. Tương lai của trẻ chịu ảnh hưởng của mọi sự tác động do người lớn tác đem lại. Chính vì thế mà nhà giáo dục học tiền bối N.K. Crupxcaia đã nói: “Điều đầu tiên mà nhà giáo dục học cần phải biết là cấu tạo và đời sống thân thể con người – đó là giải phẫu và sinh lý học về thân thể con người và sự phát triển của nó. Thiếu điều đó không thể là nhà giáo dục học, không thể làm cho đứa trẻ phát triển một cách đúng đắn được”.
Giáo dục mầm non tạo nên sự an toàn cho xã hội, tạo nên niềm hạnh phúc cho gia đình, tạo tiền đề để phát triển nguồn lực cho tương lai.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã xây dựng một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở trường mầm non như sau:
Biện pháp 1: Sưu tầm và lựa chọn các hoạt động giáo dục dinh dưỡng – sức
khỏe theo chủ đề phù hợp.
Biện pháp 2: Tổ chức bữa ăn trưa hợp lý cho trẻ ở trường mầm non. Biện pháp 3: Giáo dục thói quen vệ sinh – văn minh trong ăn uống cho trẻ. Biện pháp 4: Kiểm tra, giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ
thông qua biểu đồ tăng trưởng.
Biện pháp 5: Chủ động lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức
Biện pháp 6: Tăng cường củng cố cho trẻ kiến thức về 4 nhóm lương thực
thực phẩm.
Kết quả thử nghiệm cho thấy các biện pháp đưa ra ở trên có tính khả thi. Các biện pháp này có mối liên hệ mật thiết với nhau nếu giáo viên nắm được và sử dụng chúng một cách linh hoạt thì sẽ giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh trong ăn uống, biết được lợi ích của các thực phẩm, biết ăn đủ chất không kén chọn thức ăn, từ đó đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ.
2. Kiến nghị:
Quá trình tiến hành thử nghiệm các biện pháp tổ chức giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ tuy chưa dài nhưng kết quả thử nghiệm cho phép chúng tôi đưa ra một đề xuất sau:
- Muốn nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề phải xây dựng và thực hiện kế hoạch một cách đồng bộ, thống nhất liên tục từ trong trường, lớp, giáo viên, công nhân viên, phù hợp với đặc điểm của lớp, tâm sinh lý của trẻ (đặc điểm ghi nhớ, khả năng chú ý, ngôn ngữ, …) theo các nguyên tắc, phương pháp, nhiệm vụ giáo dục của bậc học mầm non. Giáo viên là người chủ động thực hiện kế hoạch, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
- Phải tôn trọng trẻ, đối xử công bằng với trẻ, dành cho trẻ các cơ hội để trẻ phát huy tính tích cực, tự giác, tự nguyện của mình trong mọi hoạt động, động viên khuyến khích, khen trẻ kịp thời khi trẻ thực hiện được các hành vi tốt. Tăng cường trò chuyện để hiểu trẻ, tạo vốn kiến thức và kinh nghiệm cho trẻ, hoàn thiện giáo dục nhân cách cho trẻ thông qua lồng ghép tích hợp các nội dung và hình thức giáo dục.
- Cần làm tốt công tác phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tuyên truyền giúp phụ huynh và toàn xã hội hiểu được vai trò của dinh dưỡng đối với sức khỏe của trẻ.