Cách tính điểm:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi (Trang 56 - 60)

+ Trẻ thực hiện được các yêu cầu ở mỗi nội dung đạt 3 điểm. + 2 điểm cho mỗi trẻ thực hiện được 2 phần ở mỗi nội dung. + 1 điểm cho những trẻ thực hiện được 1 phần ở mỗi nội dung. + 0 điểm cho những trẻ không thực hiện được.

3.5.3. Đo đầu vào trước thử nghiệm:

Dựa trên các tiêu chí đo (các nội dung đo) đã đề ra để đo đầu vào trước khi tiến hành thử nghiệm của cả hai nhóm thử nghiệm và đối xứng.

Kết quả thu được như sau:

* Mức độ thực hiện từng nội dung của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm:

Bảng 6: Mức độ thực hiện từng nội dung của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước thử nghiệm:

Nội dung

Đo

Nhóm trẻ

Mức độ thực hiện mỗi nội dung

Yếu TB Khá SL % SL % SL % Nội dung 1 TN 7 35 11 55 2 10 ĐC 8 40 10 50 2 10 Nội dung 2 TN 4 20 10 50 6 30 ĐC 4 20 9 45 7 35 Nội dung 3 TN 5 25 10 50 5 25 ĐC 4 20 12 60 4 20 Nội dung 4 TN 5 25 8 40 7 35 ĐC 5 25 7 35 8 40

Bảng 7: Bảng mức độ thực hiện các nội dung của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thử nghiệm:

Nhóm trẻ Số trẻ Mức độ thực hiện nội dung (%)

Khá TB Yếu

Đối chứng 20 25 55 20

* Biểu đồ 1: So sánh mức độ thực hiện các nội dung của nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước thử nghiệm.

010 10 20 30 40 50 60 Khá TB Yếu Đối chứng Thử nghiệm Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy:

Khả năng thực hiện các nội dung nhằm đánh giá mức độ hiểu biết và các thói quen của trẻ ở hai nhóm gần bằng nhau. Mức độ thực hiện các nội dung của trẻ ở mức trung bình là chính (nhóm đối chứng là 55%, nhóm thực nghiệm là 60%), số trẻ đạt mức độ yếu của 2 nhóm bằng nhau và bằng 20%. Số trẻ đạt mức độ 1 ở hai nhóm có sự chênh lệch, nhóm đối chứng có nhiều trẻ đạt mức độ khá hơn nhóm thực nghiệm (nhiều hơn 1 trẻ, chiếm 5%). Do đó nhìn chung sự chênh lệch giữa hai nhóm về mức độ thực hiện các nội dung là không đáng kể.

Như vậy, nhìn chung khả năng thực hiện các nội dung của trẻ là chưa cao. Chứng tỏ mức độ thực hiện các nội dung của trẻ ở hai nhóm còn thấp. Trẻ còn lúng túng trong quá trình thực hiện, cụ thể như sau:

- Với nội dung 1: Rất ít trẻ đạt mức điểm khá trong nội dung này. Trẻ còn vội vàng chưa nhận biết, phân biệt, gọi tên được các nhóm thực phẩm thông thường.

- Với nội dung 2: Trẻ thực hiện ở mức độ trung bình và mức độ khá là xấp xỉ nhau. Trẻ biết giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe của trẻ, lợi ích của ăn uống đủ chất. Tuy nhiên vẫn có trẻ đạt mức độ yếu nhưng chiếm tỷ lệ thấp hơn (20%).

- Với nội dung 3: Trẻ cũng đã ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau, chấp nhận ăn các loại thức ăn mới nhưng ăn không nhiều. Trẻ cũng đã biết tham gia phục vụ và trực nhật bữa ăn nhưng không phải trẻ nào cũng làm.

- Với nội dung 4: Nhìn chung thì các trẻ cũng đã biết thực hiện, nhưng vẫn còn lúng túng và chưa tự giác.

Với kết quả như trên, ta thấy mức độ thực hiện của các cháu ở cả hai nhóm chưa cao. Vì vậy phải có những biện pháp nâng cao hiệu qả giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ. Do vậy, nếu có những biện pháp hiệu quả giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục.

3.5.4. Tổ chức thử nghiệm:

3.5.4.1. Nhóm đối chứng:

Tổ chức giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề như bình thường theo kế hoạch của giáo viên và theo các biện pháp hiện hành, không làm thay đổi thực trạng trong lớp.

3.5.4.2. Nhóm thử nghiệm:

Áp dụng hệ thống biện pháp giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi thông qua 5 hoạt động:

1- Bé làm món ăn 2- Thực hành với dao

3- Bé tập làm vệ sinh môi trường 4- Rửa mặt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5- Nhận biết các loại rau thường thấy.

Trong các hoạt động trên có một hoạt động mà trẻ đã biết là: “Nhận biết các loại rau thường thấy”, còn lại là những hoạt động trẻ chưa biết. Với các chủ đề khác nhau vào thời điểm khác nhau trong ngày thì tiến hành tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động.

Trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động phải lên kế hoạch cụ thể, lựa chọn địa điểm chơi phù hợp.

Cách tiến hành cụ thể của mỗi hoạt động như sau:

Hoạt động: Nhận biết các loại rau thường thấy (chủ đề thế giới thực vật, bản thân)

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi (Trang 56 - 60)