2.1.4 .Kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.4.2 .Hoạt động sử dụng vốn của Vietinbank Ngũ Hành Sơn
Trong giai đoạn hiện nay hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng vẫn là hoạt động cho vay. Nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quan hệ với chi nhánh NHCTNHS Đà Nẵng phần lớn có chuyển biến theo chiều hướng tích cực, doanh thu và lợi nhuận tăng nên tác động tốt đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Tuy nhiên, một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của chi nhánh là địa bàn có kinh tế chậm phát triển và ít doanh nghiệp nên việc tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ là rất khó khăn.
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của Vietinbank Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2019- 2021. ĐVT: Tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch 2020/2019 Chênh lệch 2021/2020 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền TL(%) Số tiền TL(%)
Doanh số cho vay 6,930 6,277 7,458 -635 -9.4 1,181 18.8 Doanh số thu nợ 6,064 6,346 7,210 282 4.7 864 13.6 Dư nợ bình quân 3,031 3,243 3,472 212 7 229 7.1 Nợ xấu 2 3 2 1 50 -1 -33.3 Tỉ lệ nợ xấu (%) 0.04 0.07 0.05 0.03 -0.02
Biểu đồ 2.2: Tình hình sử dụng vốn của Vietinbank Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2019-2021.
Doanh số cho vay của năm 2020 đã giảm 9.4%, tương đương với 635 tỷ đồng so với năm 2019. Qua năm 2021 chỉ tiêu này đã tăng 18.8% tương đương với 1,181 tỷ đồng so với năm 2020. Năm 2021, trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Vietinbank đã dành hơn 7.000 tỷ đồng thông qua cắt giảm lợi nhuận để chủ động triển khai hiệu quả nhiều giải pháp hỗ trợ về tín dụng, cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay, phí dịch vụ nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. Vietinbank đã đưa ra các giải pháp phù hợp với từng khách hàng, nhóm khách hàng để duy trì hoạt động và phục hồi, phát triển, như: Gói giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp chiến thắng dịch, chiến dịch vùng xanh tài chính cùng Vietinbank, gói tài chính tuyến đầu chống dịch... Vietinbank đã cho vay mới hơn 940 nghìn tỷ đồng cho hơn 22 nghìn khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh; hỗ trợ hạ lãi suất với mức hạ lãi suất phổ biến 1% - 2%/năm cho khoảng 25 nghìn khách hàng với dư nợ được miễn giảm lãi suất hơn 400 nghìn tỷ đồng. Đồng thời VietinBank tiếp tục thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của NHNN cho khoảng 2.000 khách hàng.
Bên cạnh doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng lên không kém. So với năm 2019 thì năm 2020 tăng chênh lệch 282 tỷ đồng tương ứng với 4.7%, năm 2021 tăng 864 tỷ đồng tương đương với 13.6%. Qua đó cho thấy công tác thu quản lý, xử lý thu hồi nợ của các cán bộ ngân hàng đã làm rất tốt. Điều này được lý giải bởi bất kỳ ngân hàng nào cũng muốn thu hồi vốn nhanh để tiếp tục đầu tư vào các dự án và lĩnh vực khác.
Cùng với hoạt động tín dụng ngày càng được cải thiện thì tốc độ dư nợ bình quân cũng duy trì ở mức chênh lệch 7% qua mỗi năm. Trong đó dư nợ chênh lệch giữa năm 2020 với 2019 là 7% tương ứng với 212 tỷ đồng. Chênh lệch của năm 2021 với 2020 là 7.1% tương ứng với 229 tỷ đồng. Qua đó cho thấy, công tác thu hồi nợ và công tác quản lí sau vay chi nhánh chưa thực hiện tốt.
Tỷ lệ nợ xấu trong ba băm qua luôn xấp xỉ 2-3 tỷ đồng. Năm 2020 nợ xấu đã tăng lên 1 tỷ đồng do ảnh hưởng của dịch bệnh và thiên tai nên khách hàng không có khả năng chi trả nợ nên nợ xấu đã tăng lên, nhưng sang năm 2021 đã giảm xuống còn 2 tỷ đồng tuy giảm không đáng kể nhưng đó là sự nỗ lực lớn của các cán bộ trong công tác thu hồi nợ quá hạn trong thời điểm dịch bệnh tăng cao và kinh tế khó khăn. Ngân hàng Công Thương cũng đã đưa ra nhiều chính sách để thu hồi nợ như giảm lãi suất và cơ cấu lại thời gian trả nợ cho khách hàng nên tỷ lệ nợ xấu đã giảm.
Trong ba năm qua trước những biến cố lớn về dịch bệnh Covid-19 và thiên tai bão lũ liên miên, nhưng chi nhánh luôn thực hiện tốt các biện pháp nhằm đạt mục tiêu duy trì và tăng trưởng tín dụng ổn định, an toàn, hiệu quả nhờ các biện pháp như sau: Chú trọng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp, đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân có nhu cầu sản xuất kinh doanh. Quan tâm chăm sóc khách hàng, tìm hiểu nhu cầu tín dụng của khách hàng trong từng thời kỳ để đáp ứng và cung cấp dịch vụ. Thường xuyên kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu. Theo dõi nắm bắt tình hình khách hàng trong quan hệ với tổ chức tín dụng khác, tránh tình trạng chuyển nhóm nợ cao hơn.