Thực trạng về việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh (Trang 35 - 39)

chính quyền địa phương quan tâm đến ngành học, quan tâm tới trường, có các chính sách tạo mọi điều kiện cho nhà trường hoạt động và phát triển.

- Giao thông thuận tiện cho học sinh đến trường.

- Khuôn viên trường rộng rãi, môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn phù hợp lứa tuổi mầm non.

- Nhà trường được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ về cơ bản tương đối đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên có chuyên môn tốt, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao.

- Được sự phối hợp tốt của hội cha mẹ học sinh với nhà trường trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

*Khó khăn:

- Về tài chính nguồn thu không đủ chi do vậy việc đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn.

- Các dịch vụ xe đưa đón học sinh, camera không ổn định ảnh hưởng đến tâm lý, giờ giấc của phụ huynh.

- Hệ thống nhà vệ sinh các lớp học lắp đặt chưa phù hợp, không đảm bảo chất lượng. Hệ thống điều hòa quá cũ khi vận hành không ổn định, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo trẻ. Do vậy nhà trường phải cải tạo sửa

chữa nhiều.

1.2.2. Thực trạng về việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở một số trường mầm non trường mầm non

1.2.2.1 Mục đích điều tra

Xác định được thực trạng việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Thụy Vân xã THụy Vân, thành phố việt trì, tỉnh Phú Thọ để làm rõ cơ sở thực trạng và đề xuất biện pháp giáo dục sau này.

1.2.2.2. Đối tượng điều tra

+ 60 trẻ 5 – 6 tuổi ở 2 lớp 5 tuổi A và 5 tuổi B của trường mâm non Thụy Vân.

+ 40 cô giáo phụ trách giảng dạy ở trường mầm non Thụy Vân.

1.2.2.3. Nội dung điều tra

- Nhận thức của giáo viên về kĩ năng tự bảo vệ bản thân và việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non (quan niệm, tầm quan trọng, nội dung kỹ năng tự bảo vệ).

- Thực trạng việc sử dụng biện pháp trong quá trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh ở trường mầm non

1.2.2.4. Kết quả điều tra

a. Nhận thức của giáo viên về việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non.

- Quan niệm của giáo viên về kỹ năng tự bảo vệ bản thân:

Tất cả 100% giáo viên đều cho rằng việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân là rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. Như vậy, việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân đã được hầu hết giáo viên mầm non quan tâm và đánh giá cao.

Thực trạng về việc sử dụng các biện pháp trong chương trình giáo dục trẻ để rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.

Bảng 1.1. Mức độ sử dụng các hoạt động để rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

Mức độ Hoạt động Thường sử dụng Ít sử dụng Không sử dụng SL (%) SL (%) SL (%) Hoạt động học tập 36 90,0 3 7,5 1 2,5

Hoạt động vui chơi (hđ góc) 35 87,5 4 10,0 1 2,5 Hoạt động tìm hiểu MTXQ 24 60,0 16 40,0 0 0,0 Hoạt động lễ hội 25 62,5 7 17,5 8 20,0 Hoạt động lao động 15 37,5 22 55,0 3 7,5

Hầu hết giáo viên đều cho rằng hoạt động học tập và hoạt động góc đem lại hiệu quả nhất trong việc rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi. Bởi theo họ, thông qua hoạt động góc mà cụ thể là trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ được trải nghiệm các tình huống khác nhau, trong đó có những tình huống bất lợi, có cả những tình huống nguy hiểm đòi hỏi trẻ phải ứng xử qua các vai mà mình đóng qua đó trẻ học cách tự bảo vệ bản thân. Còn hoạt động có học tập giúp giáo viên đàm thoại, giải thích, hướng dẫn nhằm giúp trang bị kiến thức tự bảo vệ cho trẻ. Hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh và hoạt động lễ hội được sử dụng ít hơn, đặc biệt hầu như hoạt động lao động không được sử dụng trong việc rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Như vậy, có thể nhận thấy rằng giáo viên vẫn còn quan tâm nhiều đến hoạt động học tập đầu tư nhiều chuyên môn vào đó và tận dụng hoạt động góc để rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ, còn các hoạt động khác trong ngày thì việc lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ còn chưa đạt được hiệu quả cao.

b. Quan niệm về việc rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh của giáo viên mầm non

Tuy có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng phần lớn các giáo viên đã có quan niệm đúng về khái niệm kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi. Có 32/ 40 giáo

viên (chiếm 80,0 %) đồng ý với quan niệm hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh có vai trò rất cần thiết đối với việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi. Có 5 giáo viên cho rằng hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh cần thiết trong việc giáo dục tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi chiếm 12,5% và 3 giáo viên cho rằng không cần thiết chiếm 7,5%.

Có đến hơn 80% giáo viên cho rằng việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân thông qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh là phù hợp nhưng chỉ có 12,5% giáo viên thiết kế hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh trong giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi.

- Thực trạng về mức độ sử dụng biện pháp rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh của giáo viên mầm non

Bảng 1.2. Thực trạng về mức độ sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu MTXQ

Mức độ (%)

Biện pháp

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Quan sát 37 92,5 3 7,5 0 0.0 Làm mẫu 19 47,5 14 35,5 7 17,5 Đàm thoại 36 90,0 2 5,0 2 5,0 Luyện tập 29 72,5 8 20,0 3 7,5 Tạo tình huống 28 70,0 8 20,0 4 10,0 Trải nghiệm 21 52,5 17 42,5 2 5,0 Khuyến khích 34 85,0 5 12,5 1 2,5 Trách phạt 3 7,5 14 35,0 23 57,5 Giải thích 34 85,0 3 7,5 3 7,5 Nhắc nhở trực tiếp 29 72,5 8 20,0 3 7,5

Đa số giáo viên thường xuyên sử dụng các biện pháp quan sát, đàm thoại, giải thích, khuyến khích và nhắc nhở trực tiếp. Các biện pháp còn lại giáo viên sử dụng ở mức độ thường xuyên thấp. Qua đó cho thấy giáo viên ít chú ý tới việc làm mẫu và thỉnh thoảng tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm thông qua các tình huống thực và tình huống giả định, cũng như không quan tâm nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ thông qua luyện tập. Thực tế trong việc rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ, giáo viên còn lúng túng, chưa sáng tạo khi đưa ra các biện pháp để rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Qua bảng thống kê chúng ta thấy, tuy các biện pháp đều được giáo viên sử dụng trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ song hiệu quả chưa cao.

- Về khó khăn khi rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh

Khó khăn lớn nhất mà 36/40 giáo viên (chiếm 90,0%) cho rằng nó gây cản trở khi rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh đó là khả năng nhận thức và vận động của trẻ mẫu giáo còn hạn chế. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì ở lứa tuổi mẫu giáo đặc biệt là độ tuổi 5 - 6 tuổi trẻ đã có bước phát triển lớn về tâm sinh lý cũng như phối hợp hệ vận động, do đó có khả năng tự lập và có thể rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Thực thế đã chứng minh, ở các nước có nền giáo dục tiên tiến nhất thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Úc… đều chú trọng rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, thậm chí khi trẻ bắt đầu đi vững (trẻ ở lứa tuổi 1,5 đến 2 tuổi).

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)