Biện pháp 1: Sử dụng phương tiện trực quan nhằm cung cấp kiến thức, kinh nghiệm về kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 6 tuổ

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh (Trang 48 - 51)

thức, kinh nghiệm về kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 - 6 tuổi

2.2.1.1. Mục đích

- Cung cấp cho trẻ những kiến thức về những dấu hiệu có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh (những hành động nguy hiểm, những nơi nguy hiểm, những vật, tình huống gây nguy hiểm, bước đầu trẻ có biểu tượng mang tính cụ thể)

- Giúp trẻ hiểu được nguyên nhân và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đó.

- Cung cấp cho những kiến thức về các quy tắc đơn giản phòng tránh tai nạn nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho bản thân (những quy tắc an toàn) và tích

lũy kinh nghiệm ứng phó hiệu quả với tình huống nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho bản thân.

2.2.1.2. Ý nghĩa

- Sử dụng phương tiện trực quan trong việc rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ là biện pháp quan trọng vì nó phù hợp với đặc điểm nhận thức và tư duy của trẻ.

- Phương tiện trực quan thông qua những hình ảnh ngộ nghĩnh, đầy màu sắc gây hứng thú nhận biết, thích tìm hiểu về các cách xử lí tình huống để đảm bảo an toàn cho bản thân, giúp trẻ dễ dàng tiếp thu những kiến thức về những nguy cơ gây nguy hiểm, những kỹ năng tự bảo vệ trong cuộc sống.

- Phương tiện trực quan gây ấn tượng cho trẻ, giúp trẻ nhớ kiến thức lâu hơn, vì ở tuổi này trẻ chưa hiểu được những điều phức tạp nên cần cho trẻ nhìn thấy rõ ràng, đơn giản, cụ thể, đồ vật nào nguy hiểm, không nên sờ, hành động nào nguy hiểm, không nên làm… bằng hình ảnh chứ không phải bằng ngôn từ.

- Đồ dùng trực quan là những hình ảnh của chính trẻ và các bạn trong lớp, những đồ dùng, đồ chơi mà trẻ sử dụng hay chơi hàng ngày, những tình huống mà chúng thường xuyên phải đối phó, đây là những hình ảnh và tình huống gần gũi thực tế diễn ra hàng ngày của trẻ ở trường mầm non, trẻ thấy một phần của mình trong một tình huống cụ thể giúp trẻ nhận thức tốt hơn để nối kết các kỹ năng tự bảo vệ để phòng tránh những nguy cơ gây nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho bản thân và có ý thức tự bảo vệ bản thân.

2.2.1.3. Cách tiến hành

* Bước 1: Xác định những tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ trong hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh.

Dựa vào trình tự các việc làm của trẻ trong quá trình tham gia hoạt động ngoài trời để xác định và lựa chọn nội dung những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ trong quá trình tham gia hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh gồm có:

+ Tình huống có thể gây nguy hiểm khi trẻ chuẩn bị trang phục: trẻ lựa chọn trang phục không phù hợp với thời tiết, khi thay trang phục (cởi ra hoặc

mặc vào), trẻ mặc trang phục hoặc đeo trang sức vướng vào các thiết bị ngoài trời, gây nghẹt thở, trẻ gặp khó khăn trong các hoạt động do trang phục rộng, dài hơn so với cơ thể trẻ hay do trang phục luộm thuộm …

+ Trên đường đi dạo, quan sát hiện tượng tự nhiên, Quan sát các hoạt động khác diễn ra trên sân trường (bảo vệ, lao công, vườn rau, vườn hoa): trẻ bị vấp hoặc dẫm vào vật sắc nhọn, vấp ngã chướng ngại vật chắn ngang lối đi (vật phế thải, viên gạch, dây…).

+ Khi quan sát thực vật: trẻ bị côn trùng cắn; bị ngộ độc từ cây, hoa, quả độc. + Khi quan sát động vật: bị động vật cắn, cào; bị lây bệnh từ động vật. + Khi quan sát thiên nhiên vô sinh (đất, cát, nước): trẻ có thể bị dính vào mắt ,tai, miệng…

+ Trẻ chơi các trò chơi vận động rất dễ va đập vào nhau, chạy nhảy quá tốc độ, vung tay vào mặt, mũi bạn; thường xuyên bị ngã, trầy xước, bầm tím, chấn thương.

+ Chơi với các nguyên vật liệu như các loại hột hạt, phấn dễ gây tắc nghẽn dị vật đường thở, đường ăn, nhét vào tai; trẻ bị bạn cào, cắn để tranh giành đồ chơi, bị que chọc vào tai, mắt mũi, trẻ dễ bị ngạt do sử dụng bao li lông, các vật dụng đựng đồ chơi chụp lên đầu mình hay bạn; khi chơi với các loại bóng, vòng thường xảy ra va chạm.

+ Chơi với đất, cát, nước: trẻ rất hay tung cát lên, trẻ cho tay vào lỗ mũi, dụi mắt, mút tay, bôi vào tai của trẻ và bạn.

2.2.1.4. Điều kiện khi sử dụng các phương tiện trực quan

- Mỗi bộ tranh bao gồm: tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm, dự báo kết quả cách làm đúng và sai để trẻ lựa chọn, hình minh họa các kỹ năng làm đúng để bảo đảm an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

- Tranh ảnh phải đẹp, sinh động, rõ ràng, dễ hiểu, gần gũi với trẻ, trong đó có cả hình ảnh của chính trẻ.

- Các phương tiện trực quan phải đảm bảo yêu cầu giáo dục, mục đích cần mô tả, không gây kích động, phản cảm cho trẻ đối với những hình ảnh nguy hiểm.

- Cần kết hợp biện pháp dùng lời nói (đàm thoại, câu đố, đọc thơ, kể chuyện..) giúp trẻ hứng thú, dễ hiểu, dễ nhớ. Thông qua đó trẻ có những hiểu biết cơ bản về những tình huống nguy hiểm cần tự bảo vệ, cách xử trí khi gặp tình huống nguy hiểm đó.

- Khi tổ chức, giáo viên phải đảm bảo nội dung các hoạt động tìm hiểu môi

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)