2.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức một số trò chơi trong hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh nhằm giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân trường xung quanh nhằm giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân
2.2.3.1. Mục đích
Giáo viên tạo ra các tình huống dưới hình thức trò chơi để trẻ được thực hành trải nghiệm rèn luyện và củng cố kỹ năng tự bảo vệ, từ đó trẻ biết sử dụng những kỹ năng tự bảo vệ đó vào cuộc sống thực tiễn, trẻ biết cách xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi gặp những tình huống tương tự.
2.2.3.2. Ý nghĩa
Việc tạo tình huống dưới hình thức trò chơi phù hợp với tâm sinh lý của trẻ (chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo), trẻ học qua chơi, chơi mà học.
- Khi chơi, trẻ tự giải quyết tình huống có vấn đề một cách hiệu quả, qua đó trẻ được luyện tập các bước cần thiết cho việc tự giải quyết các vấn đề: nhận ra tình huống nguy hiểm cần phải đối phó làm sao để đảm bảo an toàn cho bản thân, trẻ biết cần phải sử dụng những kỹ năng tự bảo vệ để giải quyết tình huống.
- Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi hàng ngày trong hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh, qua đó trẻ được “diễn tập” nhiều lần giúp hình thành ở trẻ phản xạ xử trí phù hợp khi gặp tình huống khó khăn đó hay khi gặp tình huống tương tự. Những tình huống bất ngờ giúp rèn luyện cho trẻ có phản xạ nhanh khi xử lý tình huống khó khăn nguy hiểm.
- Việc trẻ tự giải quyết vấn đề, tình huống khó khăn thông qua trò chơi hấp dẫn giúp trẻ thích thú, trẻ từng bước giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Thông qua trò chơi tập thể, trẻ còn học được những kinh nghiệm tự bảo vệ từ
những bạn xung quanh khi gặp tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm. Ngoài ra, khi trẻ chơi các trò chơi khác nhau, trẻ phải giải quyết các tình huống khó khăn khác nhau giúp trẻ tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng giải quyết các vấn đề trẻ phải đối phó trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Những kỹ năng tự bảo vệ mà trẻ luyện tập hàng ngày dưới hình thức trò chơi giúp trẻ luôn thích thú và hăng say luyện tập mà không thấy nhàm chán.
2.2.3.3. Cách tiến hành
- Giáo viên có thể cho trẻ luyện tập kỹ năng tự bảo vệ thông qua trò chơi phù hợp với khả năng của trẻ. Giáo viên có thể lựa chọn trò chơi hoặc tự thiết kế trò chơi cho trẻ để tích lũy các KNTBVBT bằng các tình huống cụ thể.
* Bước 1: Dựa vào nội dung trong hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh để xác định trò chơi.
Có thể sử dụng các trò chơi sưu tầm hoặc thiết kế để rèn luyện sự phối hợp các giác quan, phối hợp vận động của trẻ qua đó hình thành và rèn luyện các kỹ năng tự bảo vệ bản thân : bảo vệ bản thân trước động thực vật nguy hiểm, bảo vệ bản thân trước địa điểm nguy hiểm, bảo vệ bản thân trước tình huống nguy hiểm…giúp trẻ trải nghiệm thực tế, xử lý các tình huống khó khăn để đảm bảo an toàn.
Bước 2: Thiết kế trò chơi nhằm rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 - 6 tuổi. Thiết kế trò chơi phải bao gồm các bước sau:
- Xác định nhiệm vụ chơi:
Mục đích sử dụng trò chơi để giáo dục KNTBVBT cho trẻ nên nhiệm vụ chơi của trẻ hướng tới các kỹ năng: nhận ra nguy cơ gây nguy hiểm, chủ động lựa chọn phương án an toàn, giải quyết tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm một cách hiệu quả.
- Xác định hành động chơi: hành động chơi ở đây là những kỹ năng tự bảo vệ cần rèn luyện ở trẻ.
- Xác định luật chơi: Luật chơi ở đây là các nguyên tắc an toàn.
- Lựa chọn đồ chơi: tùy thuộc vào nội dung trò chơi để lựa chọn đồ chơi cho phù hợp.
* Bước 3: Cách tổ chức trò chơi - Giáo viên giới thiệu trò chơi
- Hướng dẫn trẻ cách chơi một cách ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Với những trò chơi khó, giáo viên có thể làm mẫu
- Tiến hành cho trẻ chơi (Giáo viên bao quát khi trẻ chơi để kịp thời nhắc nhở hoặc sửa sai cho trẻ)
- Nhận xét kết quả chơi. (Giáo viên và trẻ nhận xét, giáo viên đồng thời khen ngợi, tuyên dương trẻ đạt kết quả tốt)
Tổ chức trò chơi dựa vào sở thích, nhu cầu, hứng thú của trẻ. Không áp đặt trẻ, để trẻ tự do chơi với nhau, thậm chí cho trẻ tự tổ chức và chuẩn bị dùng để chơi, trẻ tự làm mọi việc. Giáo viên chỉ quan sát theo dõi trẻ quá trình trẻ chơi và chỉ khi nào trẻ gặp khó khăn cô mới gợi ý cho trẻ các hướng giải quyết để trẻ lựa chọn và tự quyết định cách giải quyết.
2.2.3.4. Giới thiệu một số trò chơi nhằm rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ trong hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh.
Trò chơi “ Nhanh tay nhanh mắt”
* Mục tiêu – giáo dục :
- Giúp trẻ phân biệt được những đồ vật, đồ dùng xung quanh mình an toàn hay nguy hiểm và biết tránh xa những đồ vật nguy hiểm
* Chuẩn bị:
- Hai bức tranh về ngôi nhà mặt cười và ngôi nhà mặt mếu - Lô tô về các đồ dùng
- Rổ
* Cách chơi:
- Cô chia lớp thành hai đội, đội 1 có lô tô đồ vật an toàn, đội 2 có lô tô đồ vật nguy hiểm, xếp thành hai hàng ngang. Khi có hiệu lệnh của cô các bạn đầu hàng của hai đội sẽ lấy lô tô có hình đồ vật của mình dán vào bức tranh ngôi nhà mặt cười hay mặt mếu.
* Luật chơi:
- Đội nào dán nhanh và chính xác nhất sẽ được nhận một phần quà của cô giáo.
Trò chơi “ Đội nào nhanh nhất”
* Mục đích – giáo dục
- Trẻ nhận biết được các biển báo nguy hiểm, địa điểm nguy hiểm * Chuẩn bị :
- Các biển báo an toàn và biển báo nguy hiểm, tranh ảnh về nơi an toàn và những nơi nguy hiểm
- Hình dán mặt cười và mặt mếu - Vòng
* Cách chơi:
- Cô phát cho mỗi bạn của mỗi đội 2 hình dán: mặt cười và mặt mếu, cô treo các biển báo và các tranh lên bảng. Khi có hiệu lệnh của cô các bạn của mỗi đội sẽ bật nhảy qua vòng và lên dán hình mặt cười hoặc mặt mếu vào biển báo an toàn hoặc nguy hiểm. * Luật chơi: trẻ phải dán đúng và bật nhảy lên không được chạm vào vòng
- Kết thúc trò chơi, cô kiểm tra kết quả và cho trẻ nhắc lại những biển báo có ý nghĩa gì.
Trò chơi “Bạn nào nhanh mắt”
* Mục đích – giáo dục:
Trẻ phát hiện được đâu là những động, thực vật không an toàn và bảo vệ mình trước những động, thực vật nguy hiểm
* Chuẩn bị:
Video về các động, thực vật an toàn và động, thực vật nguy hiểm * Cách chơi:
Cô cho trẻ xem các video về các động vật trong sở thú, động, thực vật trong rừng và động, thực vật trong gia đình. Trẻ sẽ xem video và nhận biết đâu là việc nên làm, đâu là việc không nên làm khi đứng trước động, thực vật nguy hiểm
* Luật chơi: Bạn nào phát hiện giỏi và nhanh nhất sẽ nhận được một bông hoa điểm 10 của cô
Trò chơi “ Ai giỏi nhất ”
* Mục đích – giáo dục:
- Trẻ nhận biết được các tình huống nào là nên hay không nên và biết các phòng tránh và xử lí trong tình huống đó.
* Chuẩn bị : 3 xắc xô * Cách chơi :
- Cô chia lớp thành 3 đội, cô đọc từng tình huống cho cả 3 đội nghe những tình huống “ Người lạ gọi điện đến nhà, làm sao đây?”, “ Lạc mất mẹ nơi đông người”, “ Khi người lạ gõ cửa nhà mình”… và cách xử lí tình huống xem nên hay không nên rồi cho 3 đội thời gian suy nghĩ trong một bản nhạc. Kết thúc bản nhạc
* Luật chơi : Đội nào rung xắc xô và dành quyền trả lời nhanh và đúng nhất sẽ dành được một phần quà của cô giáo.
Trò chơi “ Trẻ nhận biết đèn tín hiệu giao thông”
* Mục tiêu giáo dục:
- Trẻ nhận biết đường các loại đèn và vai trò của các loại đèn tín hiệu giao thông đó để tham gia giao thông an toàn
* Chuẩn bị:
- Trang phục gọn gàng * Cách chơi:
- Cô cho trẻ đi thành 1 vòng tròn theo một bản nhạc, khi có hiệu lệnh của cô : “Đèn vàng” thì trẻ đi chậm, khi có hiệu lệnh “Đèn đỏ” thì trẻ dừng lại, khi có hiệu lệnh “Đèn xanh” thì trẻ đi nhanh
* Luật chơi:
- Sau các lần chơi, các bạn chơi giỏi sẽ được thưởng một tràng pháo tay, còn những bạn làm sai sẽ phải nhảy lò cờ
2.2.3.5.Điều kiện sử dụng biện pháp:
- Tùy thuộc vào nội dung hoạt động theo chủ điểm chương trình giáo dục mà giáo viên đưa ra những trò chơi phù hợp để rèn luyện kỹ năng tự bảo cho trẻ phù hợp.
- Giáo viên cũng có thể gợi ý, hoặc thay đổi tình huống chơi nếu trẻ không còn hứng thú nữa. Cô hòa mình với trẻ trong trò chơi để hướng dẫn trẻ khi gặp khó khăn nhưng không làm thay trẻ mà tạo mọi cơ hội để trẻ tự làm theo cách lựa chọn của trẻ.