Thực trạng về mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ của trẻ –6 tuổi ở trường mầm non

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh (Trang 39 - 46)

trường mầm non

Mức độ và biểu hiện của kĩ năng tự bảo vệ bản thân ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

Xác định thực trạng về mức độ rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ 5 - 6 tuổi làm cơ sở thực tế để đề ra một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 - 6 tuổi.

b.Đối tượng khảo sát

Chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ trên 60 trẻ thuộc 2 lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Thuỵ Vân – xã Thuỵ Vân – Tp Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ.

c. Cách tiến hành khảo sát * Các tiêu chí đánh giá

- Tiêu chí 1.Trẻ nhận ra dấu hiệu có thể gây nguy hiểm cho bản thân (4 điểm)

- Tiêu chí 2. Trẻ chủ động lựa chọn cách xử lí phù hợp với tình huống (3 điểm)

- Tiêu chí 3. Giải quyết tình huống có hiệu quả (3 điểm) * Thang đánh giá

Dựa vào tiêu chí, chúng tôi xây dựng thang đánh giá kĩ năng tự bảo vệ được chia làm 4 mức độ:

- Mức độ tốt: từ 9 – 10 điểm - Mức độ khá: từ 7 – dưới 9 điểm

- Mức độ trung bình: từ 5 – dưới 7 điểm - Mức độ yếu: dưới 5 điểm

+ Mức độ tốt: Trẻ tự nhận ra những dấu hiệu có thể gây nguy hiểm cho bản thân trong mọi tình huống, trẻ chủ động lựa chọn cách ứng xử phù hợp với tình huống, có kĩ năng giải quyết tình huống nhanh chóng và linh hoạt với các tình huống khác nhau và giải quyết các tình huống một cách có hiệu quả

cao để bảo vệ bản thân.

+ Mức độ khá: Trẻ nhận ra những dấu hiệu có thể gây nguy hiểm quen thuộc, trẻ chủ động lựa chọn cách ứng xử xử phù hợp với tình huống quen thuộc, còn hơi do dự và chưa xử lí nhanh các tình huống khác nhau, những tình

huống mới lạ. Nhưng trẻ tự giải quyết được tình huống nguy hiểm để bảo vệ an toàn cho bản thân khi được gợi ý cách giải quyết.

+ Mức độ trung bình: Trẻ nhận ra những dấu hiệu gây nguy hiểm cho bản thân khi được nhắc nhở, trẻ lựa chọn cách ứng xử phù hợp và tự giải quyết được tình huống nguy hiểm khi được giúp đỡ nhưng kết quả không ổn định, trẻ thực hiện còn chậm, mắc nhiều lỗi, cần được hướng dẫn, gợi ý nhiều.

+ Mức độ yếu: Trẻ không nhận ra những dấu hiệu có thể gây nguy hiểm cho bản thân. Trẻ không lựa chọn cách ứng xử với tình huống và trẻ chỉ giải quyết được tình huống nguy hiểm để bảo vệ an toàn cho bản thân khi được giúp đỡ, sự an toàn của trẻ phụ thuộc vào người khác.

Cách khảo sát

*Xây dựng các bài tập: dựa vào nội dung kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi để xây dựng bài tập, đó là các tình huống xung qunh trẻ hàng ngày và chứa đựng những nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ.

Bài tập 1: Trẻ nhận biết đồ vật nguy hiểm thông qua hình ảnh. Bài tập 2: Trẻ đưa ra nhận xét về một số hành động nguy hiểm.

Bài tập 3: Trẻ giải quyết một số tình huống rèn kĩ năng tự bảo vệ bản thân. d. Kết quả khảo sát

Bảng 1.3. Mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non (tính %) Số trẻ Mức độ Tốt Khá Tb Yếu Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 60 0 0 5 16.7 36 60.0 14 23.3

Biểu đồ 1.1. Mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non (tính %)

Nhìn vào bảng và biểu đồ trên chúng ta thấy: Không có trẻ nào đạt loại Tốt. Số trẻ đạt loại khá chỉ chiếm 16.7%. Đa số trẻ tập trung ở mức độ Trung bình và Yếu. Trong đó loại Trung Bình có 60.0% và loại Yếu chiếm 23.3 %

Qua quan sát, chúng tôi có một số nhận xét cụ thể như sau:

- Trẻ xếp loại khá: là những trẻ khi gặp tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm trẻ chưa nhận ra ngay những dấu hiệu nguy hiểm nhưng khi được gợi ý thì trẻ chủ động lựa chọn cách ứng xử xử phù hợp với tình huống đó để bảo vệ an toàn cho bản thân.

Trẻ xếp loại trung bình: Là những trẻ không tự nhận ra những dấu hiệu gây nguy hiểm mà phải cần sự gợi ý của người khác, trẻ thường lựa chọn cách ứng xử phù hợp theo gợi ý và tự giải quyết được tình huống nguy hiểm khi được giúp đỡ nhưng kết quả không ổn định.

Trẻ xếp loại yếu: Hầu hết trẻ không nhận ra được các nguy cơ gây nguy hiểm, do đó trẻ không có các phương án để ứng phó với tình huống.

0 10 20 30 40 50 60 70 Tốt Khá Trung bình Yếu

Bảng 1.4 Thực trạng về mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi (tính theo tiêu chí)

Số trẻ Tiêu chí Tổng điểm (10 điểm) Tiêu chí 1 (4 điểm) Tiêu chí 2 (3điểm) Tiêu chí 3 (3 điểm) 60 2.2 1.67 1.51 5.38

Biểu đồ 1.2 Thực trạng về mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi (tính theo tiêu chí)

Nhìn vào kết quả trên ta thấy khi đánh giá theo tiêu chí , điểm của trẻ đạt được chưa cao và chỉ ở mức độ trung bình (5.38 / 10 ) . Mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ không đồng đều theo từng tiêu chí:

Trong số các tiêu chí trẻ đạt điểm cao nhất ở tiêu chí 1 về kĩ năng nhận ra dấu hiệu có nguy cơ gây nguy hiểm đạt 2.2 điểm thấp hơn điểm chuẩn 1.8 điểm; tiêu chí 2 là trẻ chủ động lựa chọn cách ứng xử phù hợp với tình huống nguy hiểm đó trẻ đạt 1.67 điểm, chênh lệch so với điểm chuẩn là 1.33 điểm, tiêu chí 3 là giải quyết tình huống có hiệu quả trẻ đạt 1.51 điểm. Kết quả này cho thấy đa số trẻ nhận ra những dấu hiệu có nguy cơ gây nguy hiểm nhưng chưa chủ động lựa chọn

0 0.5 1 1.5 2 2.5 TC1 TC2 TC3

cách ứng phó với những tình huống đó, trẻ thường chờ cô gợi ý, từ đó trẻ mới giải quyết tình huống có hiệu quả.

Qua đó ta thấy mức độ rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ bản của trẻ 5 - 6 tuổi còn nhiều hạn chế, và cần phải có những biện pháp rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ thích hợp để nâng cao mức độ kĩ năng tự bảo vệ ở trẻ.

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non chưa cao chủ yếu do đa số giáo viên nhận ra tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp vào giáo dục trẻ lại chưa được đồng đều. Có thể nhận thấy rằng giáo viên quan tâm nhiều đến hoạt động học tập đầu tư nhiều chuyên môn vòa đó và tận dụng hoạt động góc để rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ, còn các hoạt động khác trong ngày thì việc lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ hiệu quả chưa cao.

Kết luận chương 1

-Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là khả năng chủ động vận dụng những kiến thức, những kinh nghiệm đã thu được của cá nhân để phòng ngừa, ngăn chặn, đối phó với mọi yếu tố bất lợi từ bên ngoài có thể gây nguy hiểm cho bản thân nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Người có kỹ năng tự bảo vệ bản thân có những biểu hiện sau: nhận ra nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân, chủ động lựa chon giải pháp để giải quyết nguy cơ gây nguy hiểm và giải thoát bản thân khỏi các nguy cơ không an toàn.

- Kỹ năng tự bảo vệ bản thân thực sự cần thiết trong cuộc sống của mỗi con người nói chung và trẻ em nói riêng. Kỹ năng này có thể rèn luyện thông qua các hoạt động cơ bản của trẻ ở trường mầm non. Hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh có nhiều cơ hội cho trẻ được tìm hiểu trải nghiệm, luyện tập xử lí các tình huống có thể gây nguy hiểm cho bản thân trẻ. Tuy nhiên, để rèn luyện kỹ năng này cho trẻ, cần phải làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến nó như: đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi, đặc điểm về kỹ năng vận động và sự phối hợp các cơ quan vận động, đặc điểm về tính tự lực của trẻ 5 – 6 tuổi.

Thực tiễn, giáo dục mầm non đã quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Tuy nhiên, việc rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh còn nhiều hạn chế (từ tổ chức môi trường đến phương pháp giáo dục và sự quan tâm của giáo viên).Do vậy, mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay, nhất là yêu cầu về thực hiện “quyền được bảo vệ” của trẻ em.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU MÔI

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)