Xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 4 – 5 tuổi cần phải dựa vào đặc điểm phát triển tâm lý sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi: Trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng có tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá. Đây là điều kiện tốt để giáo dục trẻ nhưng đôi khi điều này cũng chính là nguyên nhân mang lại cho trẻ những sự cố, tai nạn nguy hiểm cho trẻ bởi môi trường xung quanh luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ.
Tư duy của trẻ là tư duy trực quan chiếm ưu thế, vì vậy cần việc sử dụng các biện pháp trực quan để dạy trẻ các kĩ năng tự bảo vệ, cần chỉ cho trẻ biết một cách rõ ràng, đơn giản và cụ thể không chỉ bằng ngôn từ mà bằng hình ảnh minh họa hay bằng chính hành động mẫu của giáo viên: cách mặc, cởi quần áo như nào để không bị nghẹt thở; cách đi lên, xuống cầu thang như thế nào để tránh bị ngã, cách chơi cầu trượt thế nào cho an toàn…
Đặc điểm xúc cảm tình cảm của trẻ ở lứa tuổi này cũng phát triển mạnh mẽ, dễ xúc động, đồng cảm với những sự vật hiện tượng xung quanh nên một mặt chúng ta cần phát huy tối đa tính tích cực của trẻ, mặt khác cần đảm bảo an toàn cho trẻ về mặt tinh thần, vì vậy khi rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ cần giúp trẻ thích được tự bảo vệ, thích được thực hiện những kỹ năng tự bảo vệ từ đó hình thành nhu cầu tự bảo vệ ở trẻ.