3.6.1.1. Mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ của trẻ ở 2 nhóm TN và ĐC (Tính %)
Bảng 3.1. Mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ ở hai nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm (tính %)
Đối tượng khảo sát Số trẻ
Mức độ
Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
Nhóm ĐC 30 0 0,0 4 13.3 20 66.7 6 20.0
Thể hiện bằng biểu đồ :
Biểu đồ 3.1. Mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ thuộc hai nhóm TN và ĐC ( tính %)
Nhìn vào 2 nhóm ĐC và TN ở mức Trung bình (TB) và Yếu chiếm số lượng trẻ tương đối cao ở cả hai nhóm: ở mức độ Yếu , nhóm ĐC chiếm 20% và nhóm TN 33.3%. Mức TB chiếm tỉ lệ nhiều hơn: nhóm ĐC có 66.7% và TN có 53.4%. Ở ở cả hai nhóm đều trên mức 80% . Loại khá chiếm tỉ lệ ít hơn nhiều so với 2 loại trên, cả hai nhóm ĐC và TN đều chỉ chiếm 13.3% và cả nhóm đều không có trẻ đạt mức tốt.
Trước thực nghiệm đa số trẻ vẫn chưa nhận ra những nguy cơ gây nguy hiểm rõ nét, kỹ năng lựa chọn cách giải quyết khi có nguy cơ gây nguy hiểm còn yếu và rất lúng túng khi đứng trước các tình hống nguy hiểm và hầu như không chú ý đến sự an toàn của bản thân.
Số trẻ đạt loại Khá: là những trẻ nhận ra được dấu hiệu khác thường nên trẻ chủ động tìm cách tránh, tuy nhiên trẻ còn lúng túng và cần sự gợi ý của giáo viên. Chỉ khi có sự gợi ý của cô giáo trẻ mới tìm được cách gải quyết.Ví dụ: Khi trẻ gặp tình huống có bãi nước trơn, bé Hoàng Hải, Thùy Linh, Trang Linh… tỏ ra lúng túng và do dự chưa biết phải làm như thế nào,
0 10 20 30 40 50 60 70 80 Nhóm ĐC Nhóm TN Tốt Khá TB Yếu
trẻ nhìn về phía cô chờ sự hướng dẫn của cô hoặc chờ bạn đi trước rồi học tập. Khi được cô gợi ý thì trẻ mới chủ động chủ động tìm cách đi đường vòng hoặc từ từ bước qua, tránh dẫm vào vũng bẩn trơn trượt.
Số trẻ đạt mức Trung bình: là những trẻ chưa nhận ra những dấu hiệu có nguy cơ gây nguy hiểm, trẻ chỉ lựa chọn cách ứng xử phù hợp và tự giải quyết được tình huống nguy hiểm khi được giúp đỡ nhưng kết quả không ổn định, trẻ thực hiện còn chậm, có bài tập trẻ nhận ra dấu hiệu nguy hiểm rất nhanh nhưng trẻ vẫn chưa giải quyết được. Ví dụ bé Quỳnh Hương, Gia Khánh, Xuân Minh, Hải Nam qua quan sát chúng tôi nhận thấy các bé đã nhìn thấy bãi nước trơn ở trên sàn nhưng vẫn có ý định đi qua đó. Cô nhắc nhở và hướng dẫn tránh bãi nước thì cac bé mới thực hiện.
Trẻ ở mức độ Yếu: trẻ không nhận ra những dấu hiệu có thể gây nguy hiểm. Ví dụ bạn Yến Nhi , Thảo Nhi, Tuấn Kiệt, Đức Khoa , bốn bé nhìn thấy bãi nước trơn nhưng không hề nhận thấy nó có nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân bé và cứ thế đi qua.
Có thể nhận thấy số trẻ ở mức TB và Yếu chiếm tỉ lệ rất cao
Nhìn vào bảng 3.2 kết quả tính theo tiêu chí dưới đây, chúng ta thấy rõ hơn mức độ của trẻ hai nhóm ĐC và TN:
Bảng 3.2. Mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân của nhóm ĐC và TN trước TN cho (tính theo tiêu chí)
Đối tượng khảo sát Số trẻ
Tiêu chí
Tổng điểm
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3
Nhóm ĐC 30 2.38 1.51 1.37 5.26
Biểu đồ 3.2. Mức độ rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ bản thân của nhóm ĐC và TN trước TN(theo tiêu chí)
Nhìn vào bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 chúng ta có thể thấy kỹ năng tự bảo vệ bản thân của cả hai nhóm khá đồng đều. Điểm trung bình chung của cả hai nhóm đều đạt mức độ trung bình (nhóm TN: 5,38 điểm và nhóm ĐC là 5,26 điểm)
Tuy nhiên, điểm trung bình chung phân bố không đồng đều ở cả 2 nhóm TN và ĐC.
Tiêu chí 1: nhận ra những dấu hiệu trong môi trường có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh cao hơn so với 2 tiêu chí còn lại. Điểm TBC ở tiêu chí 1 là 2.34/ 4 điểm (TN) và 2.38/ 4 điểm (ĐC).Trong khi đó, Tiêu chí 2 và 3 chỉ đạt ½ số điểm so với điểm tối đa, ở tiêu chí 2 trẻ đạt 1,45/ 3 điểm (ĐC) và 1.51/ 3 điểm (TN). Tiêu chí 3, giải quyết tình huống có hiệu quả trẻ đạt 1.59/ 3 điểm (ĐC) và 1.37/ 3 điểm (TN). Điểm trung bình của nhóm ĐC cao hơn nhóm TN là 0.12 (nhóm ĐC là 5,38; nhóm TN là 5,26), mức chênh lệch này là không đáng kể. 0 1 2 3 4 5 6 Nhóm ĐC Nhóm TN TC 1 TC 2 TC 3
Qua quan sát, chúng tôi thấy kỹ năng tự bảo vệ của trẻ ở cả 2 nhóm được biểu hiện qua các tiêu chí như sau:
Ở tiêu chí 1 (Nhận ra nguy cơ gây nguy hiểm): Trẻ nhận ra dấu hiệu nguy cơ gây nguy hiểm do thấy có sự bất thường như: trẻ phát nhận biết được các đồ vật nguy, có vũng nước bẩn ở trước mặt ,nhận thấy nguy hiểm ở các tình huống
Ở tiêu chí 2 (Lựa chọn cách ứng xử phù hợp): Trẻ nhận ra tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm nhưng trẻ còn lúng túng trong việc lựa chọn cách ứng xử phù hợp với tình huống như trẻ dừng lại và nhìn cô chờ đợi và khi cô gợi ý trẻ mới lựa chọn cách giải quyết phù hợp.
Ở tiêu chí 3 (Giải quyết tình huống có hiệu quả): Trẻ chưa giải quyết tình huống một cách độc lập, một số trẻ nhìn bạn để bắt chước, một số trẻ chờ sự giúp đỡ của cô, nhưng cũng có một số nhận ra tình huống nguy hiểm, giáo viên gợi ý cho trẻ nhưng khi thực hiện lại không hiệu quả. Chúng tôi nhận thấy tiêu chí 2 và 3 trẻ thực hiện yếu hơn so với tiêu chí 1.
Như vậy, kết quả khảo sát trước TN cho thấy, mức độ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ ở 2 nhóm TN và ĐC chỉ ở mức độ trung bình. Số trẻ đạt mức độ Tốt không có, số trẻ đạt mức độ Yếu vẫn còn nhiều. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân của trẻ thể hiện còn thấp và không đồng đều ở các tiêu chí.