bản thân trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh
2.2.3.1. Mục đích
Thông qua các tình huống rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân trẻ bước đầu có thể nhận diện được các đồ vật, động vật, thực vật , tình huống địa điểm...nguy hiểm đối với bản thân và biết cách tránh xa các vật đó như : điện , lửa , nước sôi , các vật dụng chứa nước như xô chậu, và các vật sắc nhọn như dao kéo cây gậy, các con vật nguy hiểm, những địa điểm, tình huống nguy hiểm đối với sức khỏe và an toàn của trẻ.
Thông qua các tình huống trẻ sẽ có biểu tượng về các hành vi chuẩn mực làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ giúp trẻ biết lựa chọn những hành vi tích cực để vận dụng vào cuộc sống của mình.
Khi được làm quen với các tình huống trẻ sẽ có thêm kĩ năng tự bảo vệ bản thân từ đó phân biệt được mối nguy hiểm xung quanh mình và có thể tự xoay sở tự giải quyết các tình huống khi không có người lớn ở bên cạnh.
2.2.3.2. Ý nghĩa
Việc giáo dục kỹ năng của trẻ ít có cơ hội được trải nghiệm bằng thực tế sinh động mà chỉ có thể thông qua các tình huống giả định. Với trẻ giải quyết một cách thuần thục các tình huống giả định này trẻ sẽ không bị lúng túng khi giải quyết những tình huống mà trong thực tế gặp phải.
Chính việc rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ bản thân thông qua các tình huống là một cách để trẻ “ học đi đôi với hành”. Từ những lí thuyết là những lười dặn dò của bố mẹ , các biện pháp được giáo viên giáo dục trẻ có cơ hội được thực hành thông qua các tình huống thức tế . Các tình huống rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi tình huống nguy hiểm sẽ giúp trẻ nhận biết được những mối nguy hiểm sắp sảy đến với trẻ.
2.2.3.3. Một số tình huống giáo dục trẻ tự bảo vệ bản thân
* Tình huống 1:Không cười đùa trong khi ăn .
Dù đã học lớp mẫu giáo lớn nhưng bạn Sơn vẫn rất lười ăn, mỗi lần ăn đều phải bón. Bón một miếng, Sơn lại chạy ra chơi.Bé hãy nhận xét hành động của bạn Sơn. Vừa ăn vừa chạy sẽ nguy hiểm như thế nào?
Cách giải quyết :
- Bạn Sơn chưa ngoan vì lớn rồi mà vẫn để bón cơm như thế - Vừa ăn vừa chạy có thể sẽ bị đau bụng
*Tình huống 2:Tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị lạc đường, lạc người thân.
Cường được mẹ cho đi chơi Suối Tiên, Cường rất thích được chơi ở khu bãi biển Tiên Đồng. Mẹ dặn Cường đứng tại chỗ trước quầy bán vé để mẹ vào mua vé vì quầy bán vé lúc này rất đông. Trong lúc chờ mẹ, Cường thấy 1 nhóm bạn nhỏ chơi trò “ rồng rắn lên mây” đi qua. Thấy trò chơi của các bạn thật hấp dẫn , Cường đã đi theo các bạn từ lúc nào không biết, quên cả lời mẹ dặn. Khi phát hiện ra bị lạc vì chẳng còn biết mình đang ở chỗ nào nữa. Cường bị lạc mẹ rồi, khi bị lạc mẹ bé phải làm gì? Khi biết bé bị lạc mẹ, có 1 cô nói hãy đi theo cô cô biết mẹ ở đâu, để cô tìm mẹ cho, con có đi theo cô không?
Cách giải quyết:
-Khi bị lạc việc đầu tiên bé cần giữ bình tình rồi sau đó bé hãy tìm sự giúp đỡ từ những người tin cậy ở xung quanh như: cô bán hàng ,các chú bảo vệ, các chú công an...Nhờ cô chú gọi điện cho mẹ, báo cho mẹ biết là mình đang ở đâu, nếu không nhớ số điện thoại của mẹ bé hãy cho cô chú biết tên của mình, tên bố mẹ, địa chỉ nhà để cô chú giúp mình tìm kiếm.
-Nếu có cô bảo đi theo cô cô sẽ tìm mẹ cho thì các con hãy từ chối và nói rằng mẹ cháu ở đây rồi vì nếu đi theo các con có thể bị bắt cóc.
*Tình huống 3: Nhận diện và ứng phó những nguy hiểm từ đồ dùng đồ chơi
Mùa hè này bộ phim mà bé yêu thích nhất là phim Tây Du Kí. Những phép biến hóa thần thông khiến bé không thể rời mắt khỏi màn hình. Sao mà Tôn Ngộ Không có thể đi mây về gió với cây gậy như ý diệt trừ yêu quái. Chiều hôm ấy sau khi xem xong Tùng cùng các bạn chơi trò đóng vai là Tôn Ngộ Không, cầm gậy đánh nhau, lại còn nhẩy từ trên bậc nhà từ cao xuống thấp. Bé hãy nhận xét hành động của Tùng và những nguy hiểm từ trò chơi của Tùng.
Cách giải quyết:
- Bạn Tùng rất nghịch ngợm những hành động của Tùng có thể gây nguy hiểm
cho bản thân bạn ấy.
- Trò chơi của bạn Tùng rất nguy hiểm có thể khiến Tùng và các bạn tham gia trò chơi bị thương vì cây gậy, nhảy từ trên bậc cao xuống có thể khiến các bạn bị đau, nguy hiểm hơn nữa có thể trẻ sẽ bị gãy chân hoặc gãy tay...
*Tình huống 4: Nhận diện và ứng phó những nguy hiểm từ vật nuôi trong gia đình
Ba mua cho Bình một chú chó, Bình rất thích em thường ôm ấp, vuốt ve thậm chí em thường hôn lên chú chó của mình, buổi tối còn giành 1 chỗ ấm áp trên giường mình cho chó nữa. Theo bé bạn Bình có nên ôm ấp và cho chó con ngủ chung không?
- Bạn Bình chỉ nên ôm chú chó khi chú chó được tắm sạch - không nên ngủ cùng chó con
*Tình huống 5: Nhận diện và ứng phó những nguy hiểm từ nước.
Tí và các bạn chơi trốn tìm, đến lượt bạn Nghé phải bịt mắt, Tí chạy vào bếp để trốn, tìm thế nào Nghé cũng không tìm thấy đâu. Tí chui xuống dưới gầm bàn ăn. Khi chui xuống Tí đụng vào chân bàn làm chiếc bàn lung lay, ấm nước mẹ để trên bàn cho nguội đổ xuống đất, bắn vào người Tí. Ôi rát quá , Tí bị phỏng rồi. Bé nhận xét hành động của bạn Tí. Nếu bị phỏng nước sôi , bé sẽ làm thế nào?
Cách giải quyết:
- Bạn Tí không cẩn thận làm đổ nước của mẹ.
- Các con hãy xả nước lạnh vào vết thương rồi nhờ mẹt xử lí vết thương giúp.
*Tình huống 6: Nhận diện và ứng phó với nguy hiểm từ việc chơi ở các công trường đang thi công.
Nhà cô Hoa ở cuối ngõ đang xây nhà, các bạn nhỏ rất thích lại gần đó nghịch cát, sỏi. Hôm nay, khi đang chơi Nam bị cát rơi vào mắt khiến mắt bé rất bận và Nam bắt đầu dụi mắt, càng dụi Nam càng thấy đau. Bé hãy nhận xét hành động của bạn Nam? Nếu là bạn Nam bé sẽ làm gì?
Cách giải quyết:
-Bạn Nam không nên chơi ở đó vì có rất nhiều bụi bẩn và có thể gặp nhiều nguy hiểm.
Khi bị cát bay vào mắt bé không được dụi mắt, hãy nhờ sự giúp đỡ của người lớn rửa mắt để lấy cát bụi bẩn ra.
2.2.3.4. Điều kiện thực hiện
- Giáo viên và trẻ phải có vốn kinh nghiệm sống phong phú về các mối quán hệ xã hội
- Giáo viên cần quan sát và phát hiện kịp thời những tình huống có vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Nắm vững cách tổ chức thực hiện và biện pháp tạo các tình huống
- Các tình huống phù hợp với kinh nghiệm, vốn sống ,sự hiểu biết và hứng thú của trẻ để trẻ có thể tự mình hoặc với sự giúp đỡ của giáo viên giải quyếtđược tình huống.
- Các tình huống tạo ra không gò bó áp đăt trẻ, tình huống phải đảm bảo tính tự nhiên , găn liền với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, phản ánh mối quan hệ đa dạng phong phú trong xã hội.
- Giáo viên cần tạo giao tiếp gần gũi, thân thiện, bình đẳng giữa cô và trẻ , giữa trẻ và trẻ với nhau.
2.2.4. Biện pháp 4: Tận dụng mọi cơ hội thực tế để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ trong hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh