Biện pháp 4: Tận dụng mọi cơ hội thực tế để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ trong hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh (Trang 60 - 64)

2.2.4.1. Mục đích

Giúp trẻ được trực tiếp chứng kiến và trải nghiệm những tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm trong thực tiễn cuộc sống của trẻ. Góp phần tích lũy và rèn luyện những kinh nghiệm kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.

2.2.4.2. Ý nghĩa

- Nội dung các hoạt trẻ thực hiện trong quá trình tổ chức hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh phong phú, đa dạng và chứa đựng những nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy đây chính là cơ hội để củng cố kiến thức kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ thông qua việc hướng trẻ đến những nguy cơ gây nguy hiểm cho thể xảy ra trong mỗi nội dung hoạt động đó.

- Trong quá trình trẻ hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanhvà trong cuộc sống hằng ngày trẻ luôn gặp vô vàn những tình huống gây nguy hiểm cho bản thân. Ngay khi gặp những tình huống có nguy cơ gây nguy hiểm thì giáo viên cần tận dụng cơ hội đó để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.

- Những tình huống thực tế gặp phải trong hoạt động của mình và của bạn giúp trẻ dễ dàng rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân về việc đảm bảo

an toàn cho chính mình và những người xung quanh, trẻ dễ dàng tiếp thu những kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ. Qua đó, giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm kỹ năng tự bảo vệ và biết trong cuộc sống cần phải bảo vệ bản thân, từ đó trẻ có mong muốn tự bảo vệ bản thân.

2.2.4.3. Cách tiến hành

* Bước 1: Cung cấp cho trẻ thông tin về những nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ trong quá trình trẻ tham gia hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh.

Bước 2: Hướng sự chú ý của trẻ vào những tình huống có thể gây nguy hiểm trong hoạt động của trẻ bằng các câu hỏi định hướng và sự hỗ trợ của các tài liệu trực quan.

Giáo viên hướng dẫn sự chú ý của trẻ vào những tình huống có nguy cơ gây ra tai nạn, thương tích bằng hệ thống câu hỏi, có thể cùng với tài liệu trực quan giúp trẻ hình dung trước công việc phải làm và nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra, sau đó định hướng lựa chọn cách giải quyết vấn đề và hướng dẫn trẻ cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Khi tìm hiểu về thiên nhiên vô sinh (đất, cát, nước): Định hướng cho trẻ đến những hành động có thể gây nguy hiểm cho trẻ như: tung đất, cát vào bạn; cho đất, cát vào mắt, mũi, tai mình và bạn; sau khi chơi với đất, cát mà không rửa tay…, đánh đổ nước ra sàn, đổ nước vào bạn…

* Bước 3: Động viên, khuyến khích trẻ tích cực luyện tập kĩ năng tự bảo vệ trong hoạt độngtìm hiểu môi trường xung quanh.

Giáo viên tăng cường biện pháp khen thưởng trực tiếp hành vi đúng của trẻ để kích thích trẻ quan tâm đến hành động của bản thân khi tham gia vào HĐTHMTXQ. Ví dụ: “Bé Lan giỏi quá, đã biết rửa tay sau khi chạm vào cát”, “Bạn Minh rất ngoan đã không chen lấn bạn mà đã chờ đến lượt chơi”, “Bạn Quân làm tốt lắm, con đã chọn đúng tranh rồi”…

Khi sử dụng biện pháp khen thưởng, cần chú ý một số điều sau:

- Nên khen trực tiếp và cố gắng tìm ra ưu điểm của trẻ để trẻ nào cũng có cơ hội được khen, thậm chí với trẻ 3 tuổi, có thể giúp trẻ làm để có thể khen trẻ

- Khi khen trẻ, nhất là những trẻ yếu kém, cần cho trẻ và các bạn thấy được sự cố gắng của trẻ giúp trẻ tự tin hơn, mạnh dạn hơn, từ đó trẻ sẽ để ý đến hành vi của mình.

- Nếu trẻ làm gì sai thì cũng không nên chê trẻ trước các bạn khác làm mất sự tự tin của trẻ, làm trẻ xấu hổ mà phải quan tâm giúp đỡ những trẻ này nhiều hơn

- Giáo viên cũng nên động viên, khuyến khích trẻ quan tâm đến hành vi cá nhân và bạn trong quá trình tham gia các HĐTHMTXQ, động viên khuyến khích trẻ quan tâm, đánh giá hành vi tự bảo vệ của bạn. Việc trẻ quan tâm đến hành vi của bạn không chỉ giúp trẻ giúp trẻ chú ý nhiều hơn đến hành vi của bạn mà còn kích thích trẻ chú ý đến chính hành vi của bản thân.

Động viên, khuyến khích trẻ tự kiểm tra hành động của mình và bạn trong quá trình chuẩn bị, quá trình thực hiện hoạt động và sau khi kết thúc hoạt động bằng cách cho trẻ tự lựa chọn cho mình khuôn mặt cười hay xấu trước mỗi hoạt động trẻ sắp thực hiện.

Kết luận chương 2

- Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi được chúng tôi xem xét xây dựng trong mối liên hệ chặt chẽ với mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh. Biện pháp được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Khi sử dụng các biện này còn phát huy được thế mạnh đặc trưng của hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.

- Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân là tổ hợp những cách làm cụ thể trong hoạt động tương tác cùng nhau giữa giáo viên và trẻ khi hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh nhằm hình thành và rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân, nhằm giúp trẻ có vốn kinh nghiệm phong phú đa dạng về kỹ năng tự bảo vệ phòng tránh hay đối phó với tình nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày và giúp trẻ tự tin khi đối phó với nguy cơ gây nguy đó.

- Các biện pháp rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5 – 6 tuổi được đề xuất là: Sử dụng phương tiện trực quan nhằm cung cấp kiến thức kinh nghiệm về kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi; Tổ chức một số trò chơi trong hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân; Xây dựng một số tình huống nhằm giáo dục trẻ tự bảo vệ bản thân trong hoạt động khám phá MTXQ; Tận dụng mọi cơ hội thực tế để rèn luyện Kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh.

Các biện pháp cần được vận dụng và thực hiện phối hợp một cách đồng bộ, linh hoạt trong tổ chức hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh, đảm bảo được mục đích chính của hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh.

Chương 3 :THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nhiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm với mục đích kiểm nghiệm lại hiệu quả của việc tổ chức hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh đã đề xuất tại chương 2. Đồng thời, chứng minh sự phù hợp của kết quả thực nghiệm với giả thuyết khoa học đã đề ra.

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)