Kết quả điều tra thực trạng

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 39 - 45)

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.6. Kết quả điều tra thực trạng

1.2.6.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5- 6 tuổi

Kết quả cho thấy 100% giáo viên đều nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách của trẻ, Nhưng giáo dục đạo đức không đơn thuần chỉ là việc dạy trẻ biết gọi dạ bảo vâng, biết nghe lời người lớn như mọi người thường nghĩ mà giáo dục đạo đức còn là việc dạy trẻ biết làm việc tốt, việc giúp ích cho cuộc sống…

Vì có sự nhận thức khác nhau nên giáo viên có những quan niệm khác nhau về việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Vì vậy kết quả cho thấy số giáo viên có ý kiến đúng còn ít Sau khi thăm dò ý kiến của 50 giáo viên cơ sở về nhận thức của họ về giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo tôi thu được kết quả như sau:

- Sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm mon:

100% giáo viên đều cho rằng việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non là rất cần thiết. Như vậy giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về vai trò và sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo. Hầu hết giáo viên mầm non đều nhận thấy rằng giai đoạn trẻ mầm non là giai đoạn tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo. Vì ở giai đoạn này đời sống tình cảm ở trẻ phát triển khá mãnh liệt, đặc biệt là tình cảm thẩm mĩ - đạo đức. Lúc này tính hình tượng và tính dễ xúc cảm cho phối mạnh mẽ hoạt động tâm lí của trẻ mẫu giáo, đây là thời điểm thuận lợi để xây dựng nền tảng đạo đức cho mỗi người.

- Nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ, nội dung, phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo:

Hầu như các giáo viên đã nhận thức đúng đắn và toàn diện về nhiệm vụ, nội dung, và phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo. Có nhận thức như vậy bởi giáo viên đã nắm bắt được mục tiêu cần đạt được về lĩnh vực tình cảm đạo đức cho trẻ mẫu giáo, trong các buổi tập huấn hay những buổi trao đổi kinh nghiệm các giáo viên đều nói về vấn đề này để đưa ra mục tiêu cho toàn chủ điểm cho từng hoạt động cụ thể. Đây là cơ sở

để giáo viên khai thác và lồng ghép nội dung giáo dục giáo dục đạo đức cho trẻ một cách toàn diện và đạt hiệu quả

1.2.6.2. Thực trạng việc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và việc sử dụng thơ Phạm Hổ cho trẻ 5-6 tuổi

- Nhận thức của giáo viên về mục đích của việc cho trẻ làm quen tác phẩm văn học

Với vấn đề này có 35/50(chiếm 70%) giáo viên cho rằng mục đích của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển toàn diện các mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ cho trẻ, tuy nhiên, các cô chưa chỉ ra giáo dục toàn diện cụ thể là như thế nào. 15/50 (chiếm 30%) giáo vien cho rằng mục đích chính của việc cho trẻ làm quen tác phẩm văn học để phát triển ngôn ngữ, cung cấp các kiến thức về thế giới xung quanh và cho trẻ làm quen với chữ viết. Như vậy các cô chưa nắm được mục đích chính của việc cho trẻ làm quen tác phẩm văn học là gì? Do đó hiệu quả đạt được chưa cao. Sở dĩ có nhận thức như vậy là do trình độ chuyên môn chưa cao, khả năng am hiểu tác phẩm văn học còn hạn chế, các cô chưa thấy được vai trò của tác phẩm văn học trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng.

- Giáo viên sử dụng tác phẩm văn học để giáo dục đạo đức cho trẻ với tần suất như thế nào

Với vấn đề này giáo viên đều khẳng định rất thường xuyên sử dụng tác phẩm văn học để giáo dục đạo đức cho trẻ. Các cô cho rằng sử dụng tác phẩm văn học để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ , tuy nhiên giáo dục cụ thể những mặt nào giáo viên chưa nắm được. Hầu hết các cô đều cho rằng so với các hoạt động khác để giáo dục đạo đức cho trẻ thì cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Hơn nữa cho trẻ làm quen tác phẩm văn học cũng rất dễ dàng để dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, trong các hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều…

Tuy nhiên vẫn còn có cô giáo quan niệm rằng trẻ còn nhỏ việc giáo dục đạo đức chưa quan trọng lắm. Đặc biệt đa số các cô vãn còn thiếu kiến thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ. Thiếu sự cảm thụ văn học nên chưa biết được lợi ích từ tác phẩm văn học mang lại để giáo dục đạo đức cho trẻ. 70% giáo viên cho rằng thơ văn rất cần thiết để giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non vì nó là món ăn tinh thần không thể thiếu của

trẻ mầm non, nó đi sâu vào đời sống tâm hồn của trẻ, mỗi tác phẩm văn học đều bao hàm một ý nghĩa giáo dục đạo đức đối với trẻ, hơn nữa các tác phẩm văn học do các tác giả sáng tác rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ nên có thể dễ dàng liên hệ để giáo dục trẻ.

- Tần suất sử dụng tác phẩm thơ của Phạm Hổ cho việc giáo dục đạo đức cho trẻ Với vấn đề này, 30/50 ( chiếm 60%) giáo viên nói rằng thi thoảng sử dụng, 15/50 (chiếm 30%) giáo viên có sử dụng tác phẩm thơ Phạm Hổ một cách thường xuyên, còn lại là ít sử dụng hoặc không sử dụng tác phẩm thơ Phạm Hổ để giáo dục đạo đức cho trẻ. Như vậy đa số giáo viên chưa thấy được giá trị nội dung và ý nghĩa trong các tác phẩm thơ của Phạm Hổ đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Phần đa giáo viên sử dụng những câu chuyện cổ tích hay những bài ca dao để giáo dục đạo đức cho trẻ, việc tìm tòi và nghiên cứu tác phẩm thơ của Phạm Hổ còn hạn chế

- Giáo viên sử dụng tác phẩm thơ của Phạm Hổ để giáo dục đạo đức cho trẻ vào thời điểm nào

Có 40/50 (chiếm 80%) giáo viên sử dụng thơ Phạm Hổ trong hoạt động học có chủ đích, 10/50 (chiếm 20%) giáo viên sử dụng thơ Phạm Hổ trong cả hoạt động học và các hoạt động khác trong ngày. Như vậy việc sử dụng thơ Phạm Hổ cho việc giáo dục đạo đức cho trẻ còn cứng nhắc phần ít thì đã linh hoạt hơn. Giáo viên đã nhận thức được rằng tác phẩm văn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhưng chưa chuyên sâu và nghiên cứu những tác phẩm của những nhà thơ nổi tiếng như Phạm Hổ - một nhà thơ chuyên viết cho thiếu nhi. Vì vậy mà cần phải đưa những tác phẩm thơ của Phạm Hổ có nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ vào chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ để tất cả giáo viên chú trọng hơn đến vấn đề này.

Bảng 1.1: Mức độ sử dụng tác phẩm thơ Phạm Hổ ở trường mầm non

Mức độ Số lượng Tỉ lệ (%)

Thường xuyên 25 50

Thỉnh thoảng 20 40

Hiếm khi 5 10

Kết quả điều tra chúng tôi thấy rằng số giáo viên thường xuyên sử dụng thơ Phạm Hổ trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ chiếm tỉ lệ chưa cao là 50% còn số giáo viên thỉnh thoảng sử dụng và hiếm khi sử dụng cũng chiếm tỉ lệ là 50%. Từ số liệu trên cho thấy giáo viên vẫn chưa thấy được giá trị giáo dục đạo đức của thơ Phạm Hổ dành cho trẻ, giáo viên mới chỉ biết đến những tác phẩm thơ của Phạm Hổ với những bài thơ ngắn về khám phá môi trường xung quanh như bài thơ: Bắp cải xanh, Rong và cá, Xe chữa cháy …Ngoài ra giáo viên ít sử dụng thơ Phạm Hổ vào trong hoạt động khác trong ngày,

phần lớn sử dụng trong các giờ hoạt động có chủ đích. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải tiến hành lựa chọn phân tích hệ thống những tác phẩm thơ của Phạm Hổ có giá trị giáo dục đạo đức sâu sắc cho trẻ để giáo viên có thể tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văm học và tiến hành giáo dục đạo đức cho trẻ .

- Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua thơ Phạm Hổ

Để việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua thơ Phạm Hổ đạt kết quả cao thì giáo viên cần lựa chọn những phương pháp giáo dục một cách chính xác và phù hợp với sự phát triển của trẻ, phù hợp với hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. Sau việc điều tra về nhận thức của giáo viên về vấn đề này tôi thu được kết quả như sau

Bảng 1.2: Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua thơ Phạm Hổ

TT Phương pháp giáo dục đạo đức thông qua thơ Phạm Hổ Số lượng (người) Tỉ lệ (%) a Phương pháp sử dụng thơ Phạm Hổ để tác động về mặt tình cảm của trẻ 38 76%

b Phương pháp sử dụng tấm gương đạo đức trong thơ Phạm Hổ cho trẻ noi theo

5 10%

c Phương pháp khen chê đúng mức gắn với thơ Phạm Hổ 7 14%

d Ý kiến khác 0 0

Như vậy phần lớn giáo viên sử dụng thơ Phạm Hổ để tác động về mặt tình cảm khơi gợi những cảm xúc của trẻ, giáo viên dùng tình yêu thương và sự ân cần của mình để kích thích trẻ thể hiện những xúc cảm bằng những hành vi đạo đức tốt đẹp của trẻ, Những tác phẩm Thơ của Phạm Hổ chủ yếu viết cho thiếu nhi, với ngôn từ trong sáng, nội dung gần gũi quen thuộc với trẻ và có ý nghĩa giáo dục đạo đức lớn. Cũng có giáo

viên sử dụng tấm gương đạo đức trong thơ Phạm Hổ để trẻ noi gương theo, từ những tấm gương đạo đức tốt đẹp trong các thơ Phạm Hổ trẻ sẽ bắt chước và có nhận thức sâu sắc về cái tốt cái xấu để học tập và sửa chữa những hành vi chưa đúng. Bên cạnh đó có giáo viên sử dụng phương pháp khen chê đúng mức gắn với thơ Phạm Hổ nhằm tạo hứng thú, xây dựng tính tự giác thúc đẩy trẻ đua tài gắng sức để được khen ngợi, Tuy nhiên đây là những phương pháp ít thực tế và đem lại hiệu quả không cao, trẻ ít hứng thú và ít có tác động về mặt giáo dục đạo đức cho trẻ, phần đa là trẻ chỉ thuộc các tác phẩm thơ một cách dập khuôn chứ chưa rút ra được những bài học ẩn chứa trong nội dung các tác phẩm. Điều này ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua thơ Phạm Hổ.

- Những khó khăn khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua thơ Phạm Hổ

+ Khó khăn trong cách tìm bài có nội dung giáo dục đạo đức phù hợp với độ tuổi, chủ đề

+ Khó khăn trong việc truyền đạt nội dung giáo dục đạo đức tới trẻ + Khó khăn vì trẻ ít tập trung và ít hứng thú với tác phẩm thơ

Có tới 76% giáo viên cho rằng gặp những khó khăn trên , và phần ít thì giáo viên cho rằng không gặp khó khăn gì. Như vậy với những khó khăn trên thì việc giáo dục đạo đức thông qua thơ Phạm Hổ gặp những hạn chế nhất định. Vì vậy cần phải đưa ra giải pháp để khắc phục hạn chế trên.

Tiểu kết chương 1

Việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi là rất quan trọng và cần thiết. Việc giáo dục đạo đức cho trẻ cũng chịu tác động của yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua thơ Phạm Hổ là một trong những ưu thế để việc giáo dục đạo đức cho trẻ đạt hiệu quả cao. Vì vậy giáo viên cần tích cực cho trẻ làm quen với thơ Phạm Hổ, và sử dụng thơ Phạm Hổ trong các hoạt động khác không chỉ hoạt động học mà có thể ở mọi hoạt động khác trong ngày

Trên thực tiễn số lượng thơ Phạm Hổ có trong chương trình giáo dục trẻ còn ít, hơn nữa do thời lượng nội dung giáo dục trẻ còn ít cho nên việc cho trẻ tiếp cận nhiều tác phẩm của Phạm Hổ còn hạn chế

Mức độ giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi còn chưa cao, có sự chênh lệch về nhận thức giữa cá nhân trẻ. Việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi chưa đạt hiệu quả có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của trẻ , ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ sau này, trẻ dễ bị phát triển lệch lạc về mặt ý thức thậm trí có những hành vi không phù hợp

Việc đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua thơ Phạm Hổ là rất cần thiết. Đặc biệt là những bài thơ có nội dung giáo dục đạo đức sâu sắc. cần trang bị cho giáo viên cách tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, tạo một môi trường hấp dẫn, kích thích hứng thú của trẻ đối với thơ Phạm Hổ

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA THƠ CỦA PHẠM HỔ

2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua thơ của Phạm Hổ

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)