Biện pháp 1: Xác định giá trị của thơ Phạm Hổ đối với việc giáo dục đạo đức cho

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 47 - 49)

2.2. Các biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua thơ Phạm Hổ

2.2.1. Biện pháp 1: Xác định giá trị của thơ Phạm Hổ đối với việc giáo dục đạo đức cho

2.2.1. Biện pháp 1: Xác định giá trị của thơ Phạm Hổ đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi trẻ 5-6 tuổi

a, Mục đích - ý nghĩa

Giáo dục đạo đức cho trẻ là việc xây dựng ở trẻ những nét tính cách, những phẩm chất đạo đức và bồi dưỡng cho trẻ những tiêu chuẩn và quy tắc hành vi quy định thái độ của chúng đối với nhau, đối với gia đình, đối với người khác và đối với quốc gia, Đây là một mặt quan trọng của nền giáo dục

Giáo dục đạo đức là bộ phận không thể thiếu của nền giáo dục toàn diện. Giáo dục đạo đức có ảnh hưởng to lớn đến các mặt giáo dục khác. Trình độ phát triển đạo đức của

trẻ em có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của trẻ em đối với môi trường xung quanh, đối với thế giới tự nhiên, xã hội, và chính bản thân mình. Việc giáo dục đức cho trẻ thông qua thơ Phạm Hổ là rất cần thiết, vì thơ ông mang đậm chất hồn nhiên vô tư, trong sáng, dễ hiểu, dễ đi vào lòng trẻ thơ, mỗi bài thơ là một chân trời mới, trẻ được khám phá những điều thú vị, những bài học đạo đức sâu sắc, bồi dưỡng ở trẻ những tình cảm, cảm xúc trong sáng phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức ở trẻ

b, Tiến hành

Giáo viên trước tiên cần tìm hiểu về những bài thơ của Phạm Hổ sau đó xác định giá trị mà mỗi tác phẩm thơ của Phạm Hổ đem lại, có tác động như thế nào đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ, nó giáo dục về mặt nào, khía cạnh nào. Từ đó vận dụng những bài thơ đó vào trong hoạt động giáo dục trẻ

Ví dụ : Để giáo dục về tình bạn trong thơ Phạm Hổ có bài thơ Chú bò tìm bạn , bài thơ với nội dung trong sáng nói về tình bạn giữa chú bò và chính cái bóng của mình, tuy chỉ mới gặp nhưng đã rất quý mến nhau, lưu luyến không muốn rời xa, đó là một tình bạn ngây thơ, hồn nhiên mà ai cũng muốn có, bài thơ giáo dục trẻ phải biết trân trọng tình bạn và yêu quý bạn bè của mình. Khi giáo viên thấy được vẻ đẹp trong nội dung bài thơ thì sẽ đưa bài thơ đó vào trong hoạt động học hay trong những hoạt động khác trong ngày để củng cố và bồi dưỡng nhân cách cho trẻ.

Hay như bài thơ Mẹ ốm của tác giả Phạm Hổ có nội dung giáo dục tình yêu

thương gia đình sâu sắc đặc biệt là tình cảm mẹ con, một thứ tình cảm thiêng luôn cần được trân trọng , bài thơ thể hiện sự quan tâm của người con dành cho mẹ khi mẹ bị ốm, luôn lo lắng cho sức khỏe của mẹ, biết chăm sóc mẹ tận tình khi mẹ ốm, đó là một hình ảnh rất đẹp mà trẻ cần phải học tập. Giáo viên có thể đưa bài thơ vào trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học với đề tài đọc thơ cho trẻ nghe trong chủ đề gia đình, hoặc giáo viên có thể đọc thơ cho trẻ nghe vào thời gian hoạt động buổi chiều để trẻ luôn thấy rằng mình cần phải ngoan ngoãn và yêu thương kính trọng những người thân yêu của mình.

Cũng có bài thơ rất hay giáo dục trẻ về tình thương trong gia đình như bài thơ Củ khoai của bé, bài thơ là nỗi lòng của tác giả Phạm Hổ khi chính các con của ông phải đi sơ tán nên những lời thơ viết ra rất chân thật và giàu cảm xúc. Tuy thời đó kinh tế còn

khó khăn nhưng đời sống tình cảm thì giàu có vô cùng , sự thương nhớ da diết của người cha người mẹ dành cho những đứa con của mình, và những người con cũng vậy, Điều chúng nhớ đến luôn là gia đình, chúng đã biết lo cho bố mẹ, biết gửi những món quà đơn sơ nhưng vô cùng ý nghĩa, dù chỉ là một củ khoai nướng vậy thôi cũng đủ làm người cha người mẹ cảm động hạnh phúc rơi nước mắt, bài thơ giáo dục trẻ phải biết yêu thương, ngoan ngoãn nghe lời không nên làm bố mẹ phải buồn vì mình. Giáo viên có thể đưa bài thơ vào trong hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, hoạt động ôn buổi chiều.

Hoặc để giáo dục trẻ về tình đoàn kết và biết yêu thương bạn bè có bài thơ Nói điều hay, như một cuộc trò chuyện đơn thuần giữa hai mẹ con nhưng lại là bài học nhắc nhở trẻ biết ghi nhớ lời cô, phải biết quý mến các bạn, không được cãi nhau, hay giành đồ chơi với bạn, như thế là không hay, chỉ nên nói những điều hay với bạn và với tất cả mọi người. Bài thơ vừa ngắn ngọn mà vừa dễ nhớ , giáo viên có thể sử dụng bài thơ như lời nhắc nhở trẻ hằng ngày về sự đoàn kết trong tình bạn.

Để giáo dục trẻ việc giữ gìn vệ sinh cá nhân có bài thơ Bàn tay búp lan ,bài thơ như một dặn dò nhắc nhở trẻ luôn luôn nhớ rằng, đôi bàn tay nhỏ bé của chúng rất đáng yêu vì vậy chúng cần phải biết giữu gìn nó, khi tay bẩn phải biết đi rửa ngay, không thì sẽ gây bệnh và làm bẩn quần áo sách vở. Bài thơ có thể sử dụng ở rất nhiều thời điểm khác nhau như giờ dạo chơi, sau khi cho trẻ tô màu tượng hay sử dụng đất nặn, hoặc trước giờ ăn … một lời nhắc nhở rất nhẹ nhàng mà trẻ lại ghi nhớ rất lâu.

c, Điều kiện vận dụng

Giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ, sưu tầm những bài thơ hay của Phạm Hổ và xác định mục đích giáo dục đạo đức trong những bài thơ đó.

Giáo viên cần có những cách thức truyền đạt hấp dẫn, gây hứng thú cho trẻ để trẻ biết được giá trị đạo đức mà bài thơ đó đem lại, cần tạo ấn tượng để trẻ ghi nhớ sâu sắc bài thơ đó .

Giáo viên có thể sử dụng linh hoạt hợp lí đúng lúc đúng chỗ các bài thơ để việc giáo dục đạo đức cho trẻ đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)