Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 62)

3.3.1. Đối tượng thực nghiệm

- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Tiên Du xã Tiên Du, huyện Phù Ninh,

tỉnh Phú Thọ

+ 27 trẻ lớp 5 tuổi A: Lớp thực nghiệm + 27 trẻ lớp 5 tuổi B: Lớp đối chứng

3.3.2. Phạm vi thực nghiệm

Trường mầm non Tiên Du, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. 3.3.3. Thời gian thực nghiệm

Từ tháng 12/2017 đến tháng 03/2018

3.4. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm sư phạm

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận tôi xây dựng tiêu chí đánh giá Các tiêu chí đánh giá

Tiêu chí 1: Trẻ hứng thú với các tác phẩm thơ của Phạm Hổ, muốn được học hỏi những điều hay trong các tác phẩm ấy.

* Mức độ đánh giá

- Mức độ 1 (3 điểm): Mức độ cao

Trẻ rất hứng thú với các bài thơ của Phạm Hổ, hiểu được ngay nội dụng bài thơ và ý ngĩa giáo dục trong thơ, hăng hái đọc bài và xây dựng ý kiến, biết nhận xét đánh giá về các nhân vật trong bài thơ, mong muốn học hỏi những điều tốt đẹp trong các bài thơ . - Mức độ 2 (2 điểm): Mức độ trung bình

Trẻ có hứng thú với các tác phẩm thơ của Phạm Hổ, hiểu được nội dung bài thơ khi cô phân tích , thích nghe cô đọc thơ và hiểu được hành động của các nhân vật nhưng chưa có thái độ mong muốn học những điều hay từ bài thơ đó.

- Mức độ 3 (1 điểm): Mức độ thấp

Trẻ không hứng thú với những bài thơ của Phạm Hổ, không có mong muốn học hỏi những điều hay từ các bài thơ đó.

Tiêu chí 2: Bước đầu trẻ đã hiểu được những hành vi đạo đức và biết đánh giá nhận xét các hành vi đạo đức khác nhau của các nhân vật trong thơ Phạm Hổ

* Mức độ đánh giá

Trẻ hiểu được hành động của các nhân vật biết đánh giá nhận xét các hành vi khác nhau của nhân vật khác nhau, biết nhân vật nào là nhân vật tốt và nhân vật nào là nhân vật xấu, biết hành vi nào nên học tập và hành vi nào không nên học tập theo.

- Mức độ 2 (2 điểm): Mức độ trung bình

Trẻ đã hiểu được các hành vi của các nhân vật trong các tác phẩm, biết những nhân vật đó đang làm gì, có những biểu hiện và thái độ gì, nhưng chưa biết đánh giá nhận xét hành vi nào là đúng hành vi nào là sai, hay nên học tập những hành vi nào. Chỉ biết khi có sự hướng dẫn của cô

- Mức độ 3 (1 điểm): Mức độ thấp

Trẻ không hiểu được các hành vi, hành động của các nhân vật trong thơ Phạm Hổ, không biết nhận xét hay đánh giá các hành vi của những nhân vật trong các tác phẩm ấy.

Tiêu chí 3: Trẻ biết vận dụng những biểu hiện tình cảm đạo đức tốt đẹp trong các tác phẩm thơ của Phạm Hổ vào trong cuộc sống của mình

* Mức độ đánh giá

- Mức độ 1 (3 điểm): Mức độ cao

Trẻ chủ động bắt chước những tình cảm đạo đức trong thơ Phạm Hổ vận dụng vào cuộc sống của mình, biết xử lí những tình huống bằng những hành vi đẹp, biết bảo vệ lẽ phải và bênh vực những hành động đúng, trẻ có mong muốn trở thành một người tốt bụng, thích giúp đỡ mọi người và luôn quan tâm tới người khác…

- Mức độ 2 (2 điểm): Mức độ trung bình

Mặc dù trẻ đã biết hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai nhưng chưa linh hoạt vận dụng nó vào trong cuộc sống, chưa biết mình nên làm thế nào cho phải, còn phụ thuộc vào sự nhắc nhở của người lớn như con không được làm như thế hay con nên làm như thế này.

- Mức độ 3 ( 1điểm): Mức độ thấp

Trẻ không biết đánh giá những hành vi ấy cũng như không thể vận dụng chúng vào trong cuộc sống.

Dựa vào các tiêu chí đánh giá chúng tôi xây dựng thang đánh giá với mức độ cụ thể như sau: Mức độ cao: Từ 10-12 điểm Mức độ trung bình: Từ 6-9 điểm Mức độ thấp: ≤5 điểm 3.5. Cách tiến hành thực nghiệm 3.5.1. Chọn mẫu thực nghiệm

Lựa chọn theo nguyên tắc ngẫu nhiên chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở 2 lớp:

Nhóm thực nghiệm: 27 trẻ ở lớp 5 tuổi A Nhóm đối chứng: 27 trẻ ở lớp 5 tuổi B

Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 12/2017 đến tháng 3 năm 2018

Nhìn chung hai nhóm trẻ ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có sự đồng đều về mặt nhận thức, có nề nếp trong học tập.

Với nhóm đối chứng hình thức và phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với thơ Phạm Hổ vẫn diễn ra như bình thường do cô giáo tổ chức không thay đổi thực trạng trong lớp với nhóm thực nghiệm.

Trường mầm non Tiên Du là một trường có môi trường sư phạm tốt, có sân chơi thoáng mát, đồ dùng dạy học phong phú, đảm bảo khoa học. Với đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác, nhiệt tình tâm huyết với nghề. Trường đã thực hiện chương trình đổi mới do Bộ Giáo Dục đề ra.

3.5.2. Đo trước thực nghiệm

Dựa trên tiêu chí tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tiến hành đo thực nghiệm trên hai nhóm trẻ (nhóm đối chứng, nhóm thực nghiệm) trên 50 trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Tiên Du bằng 2 đề tài và tổ chức làm quen với thơ Phạm Hổ ngoài giờ hoạt động học có chủ đích với cách tổ chức thông thường

3.5.3. Tổ chức thực nghiệm

Để kết quả thực nghiệm đạt kết quả cao, chúng tôi dựa vào các cơ sở, nguyên tắc xây dựng kế hoạch, nội dung tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ Phạm Hổ của trẻ 5-6 tuổi.

Việc thực nghiệm được tiến hành trong điều kiện bình thường, hầu hết giáo viên đã trực tiếp giảng dạy trẻ từ 2-3 năm liên tục, trẻ được phân vào các nhóm ngẫu nhiên. Trình độ cả hai nhóm đều dạy theo chương trình đổi mới.

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành đánh giá việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua thơ Phạm Hổ. Kết quả thu được như được như sau:

Bảng 3.1: Kết quả của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm

Mức độ Nhóm Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Nhóm đối chứng 8 30 13 48 6 22 Nhóm thực nghiệm 7 26 12 44 8 30

Từ bảng số liệu trên chúng tôi có biểu đồ thể hiện kết quả biểu hiện nội dung giáo dục đạo đức mà trẻ đã học được thông qua thơ Phạm Hổ của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm:

Biểu đồ 3.1: Kết quả việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua thơ Phạm Hổ của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm.

Nhận xét:

Thông qua số liệu biểu đồ 3.1 cho thấy việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua thơ Phạm Hổ ở hai nhóm trẻ thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm còn thấp, chủ yếu ở mức độ trung bình, thấp, sự chênh lệch giữa hai nhóm trẻ không đáng kể. Cụ thể:

a, Kết quả nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm

Việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua thơ Phạm Hổ tập chung ở mức độ trung bình (chiếm 44%), mức độ cao đạt tỉ lệ chưa cao (chiếm 26%), mức độ thấp cũng chiếm tới 30%

Qua quá trình quan sát tôi thấy phần lớn trẻ cũng thích được nghe thơ Phạm Hổ nhưng do việc làm quen với thơ Phạm Hổ còn ít nên trẻ còn chưa hiểu nội dung đạo đức có trong thơ và không biết vận dụng vào trong cuộc sống. Một số trẻ có thể bắt chước được các hành động của nhân vật trong trò chơi và trong sinh hoạt hằng ngày nhưng chỉ là tái hiện một cách máy móc. Kết quả này khiến tôi thấy rằng cần phải lưu ý hơn nữa đến việc thiết kế và tổ chức các hoạt động cũng như lựa chọn tác phẩm cho phù hợp qua đó giúp trẻ biết cảm thụ và biết bộc lộ những rung cảm thực sự của mình sau khi được nghe thơ Phạm Hổ. 0 10 20 30 40 50 60 MĐ cao MĐTB MĐ thấp % Mức độ Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

b, Kết quả của nhóm đối chứng trước thực nghiệm

Cũng giống như trẻ ở nhóm thực nghiệm thì trẻ ở nhóm này khá thích nghe thơ Phạm Hổ, muốn bộc lộ mình giống như các nhân vật trong thơ. Tuy nhiên do hoạt động này còn chưa được sự quan tâm đúng mức nên nhiều khả năng của trẻ còn chưa bộc lộ hết.

c, So sánh kết quả của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm

Qua quan sát biểu đồ tôi nhận thấy việc giáo dục đạo đức thông qua thơ Phạm Hổ cho trẻ của nhóm thực nghiệm có thấp hơn nhóm đối chứng. Tuy nhiên mức độ chênh lệch không đáng kể. Ở mức độ cao, nhóm đối chứng có hơn nhóm thực nghiệm là 4%.

3.6.2. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm

Kết quả của việc áp dụng những biện pháp giáo dục đạo đức thông qua thơ Phạm Hổ cho trẻ 5-6 tuổi sau thực nghiệm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả nhóm thử nghiệm và đối chứng sau thử nghiệm

Mức độ Nhóm Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Nhóm đối chứng 8 30 12 44 7 22 Nhóm thực nghiệm 15 56 9 33 3 11

Qua bảng số liệu tôi có biểu đồ thể hiện việc dùng thơ Phạm Hổ để giáo dục đạo đức cho trẻ ở nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.2 : Kết quả của việc sử dụng thơ Phạm Hổ trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm

Sau thời gian triển khai thực nghiệm chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm

a, Kết quả sau thực nghiệm việc sử dụng thơ Phạm Hổ để giáo dục đạo đức cho trẻ ở nhóm thực nghiệm

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng so với trước thực nghiệm. Sau thực nghiệm kết quả thu được ở trẻ đã cao hơn nhiều. Trẻ hứng thú với những bài thơ của Phạm Hổ, bước đầu đã hiểu được những hành vi đạo đức và biết đánh giá nhận xét các hành vi khác nhau của những nhân vật trong thơ, trẻ đã biết vận dụng những tình cảm đạo đức tốt đẹp trong các tác phẩm thơ của Phạm Hổ vào trong cuộc sống của mình. Nếu trước thực nghiệm chỉ có 26% trẻ xếp ở mức độ cao , 44% trẻ xếp ở mức độ trung bình, có tới 30% trẻ xếp ở mức độ thấp thì sau khi tiến hành thực nghiệm kết quả đã tăng lên rõ rệt có 56% trẻ xếp mức độ cao, 33% trẻ xếp ở mức độ trung bình và mức độ thấp đã giảm xuống chỉ còn 11%.

Qua quá trình quan sát tôi thấy trẻ cũng đã có tiến bộ rõ rệt, trẻ biết nhiều đến thơ Phạm Hổ hơn và hiểu được nội dung mà mỗi bài thơ đem đến, trẻ thích thú với những tác phẩm thơ của Phạm Hổ, chú ý lắng nghe mỗi khi cô đọc thơ và trong những hoạt động hằng ngày ở trường trẻ trở nên vui vẻ thân thiện hòa đồng với các bạn, biết chia sẻ đồ

0 10 20 30 40 50 60 MĐ cao MĐTB MĐ thấp % Mức độ Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

chơi hay có bánh kẹo cũng biết chia sẻ với bạn, biết bênh vực bạn và nói với bạn rằng bạn không nên làm thế này hay bạn làm thế là sai. Trẻ còn tâm sự với cô những điều mà trẻ gặp phải khiến trẻ không vui… Như vậy để thấy rằng trẻ đã phần nào thay đổi tích cực khi cô biết cách tác động đến trẻ, giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ.

b, Kết quả của nhóm đối chứng sau thực nghiệm

So với kết quả trước thì kết quả của nhóm đối chứng cũng đã có sự thay đổi, tuy nhiên vẫn tập trung ở mức độ trung độ trung bình và thấp

Nhóm đối chứng thực hiện giảng dạy bằng giáo án và biện pháp thông thường nên mức độ hiểu, hứng thú, biết áp dụng nội dung giáo dục đạo đức trong thơ Phạm Hổ còn thấp. Trẻ có thể đọc thuộc bài thơ, hoặc có thể ngồi chăm chú nghe cô đọc nhưng việc hiểu nội dung và biết vận dụng nó vào thực tiễn thì còn yếu.

c, So sánh kết quả của việc sử dụng thơ Phạm Hổ để giáo dục trẻ ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm

Nhìn vào biểu đồ 3.2 cho thấy mức độ biểu hiện tư tưởng tình cảm đạo đức thông qua thơ Phạm Hổ đã có sự thay đổi rõ rệt so với trước thực nghiệm. Giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng cũng có sự chênh lệch rõ rệt.

Cụ thể: Ở mức độ cao nhóm thực nghiệm chiếm tỉ lệ nhiều hơn so với nhóm đối chứng là 26%, ở mức độ trung bình nhóm thực nghiệm chiếm tỉ lệ ít hơn nhóm đối chứng là 11%, còn ở mức độ thấp nhóm thực nghiệm ít hơn nhóm đối chứng là 11%. Tuy nhiên điều đáng nói là kết quả trước thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có sự chênh lệch ít. Ở mức độ cao nhóm thực nghiệm chỉ chiếm nhiều hơn nhóm đối chứng là 4% . Nhưng sau thực nghiệm thì kết quả này đã có sự chênh lệch rõ nét. Điều này cho thấy những biện pháp tác động trong nội dung thực nghiệm vào nhóm thực nghiệm đã có tác dụng, đem lại hiệu quả tương đối cao trong việc sử dụng thơ Phạm Hổ để giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi.

Quan sát và so sánh trẻ ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trong suốt quá trình tiến hành thực nghiệm sẽ nhận thấy rõ là trẻ ở nhóm đối chứng có thái độ, hành vi không có gì thay đổi, ngược lại, nhóm thực nghiệm lại có những thay đổi rõ rệt từ việc hứng thú với thơ Phạm Hổ cho đến việc hiểu nội dung giáo dục mà tác phẩm muốn gửi tới, đồng

thời cả việc trẻ biết vận dụng những tình cảm đạo đức tốt đẹp trong thơ Phạm Hổ vào trong cuộc sống của mình.

Ví dụ: Trong giờ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cô dạy cho trẻ bài thơ Nói

điều hay. Ở nhóm trẻ đối chứng có một số trẻ hiểu được nội dung bài thơ một số trẻ khác

thì chưa hiểu và chưa nói được bài thơ muốn nói lên điều gì, những trẻ hiểu được nội dung bài thơ nhưng lại chưa biết vận dụng trong cuộc sống vẫn tranh giành đồ chơi với bạn, cãi nhau với bạn. Còn ở nhóm trẻ thực nghiệm phần đa trẻ đã hiểu và nói lên được nội dung bài thơ, đặc biêt biết vận dụng ngay vào trong cuộc sống như khi thấy bạn Chi buồn bạn Mai lại hỏi: “Sao thế, ai trêu bạn”, bạn Chi trả lời: “ Bạn Hoàng trêu tớ” và ngay lúc đó bé Mai đã bảo bạn Hoàng đến xin lỗi bạn Chi.

3.6.3. So sánh kết quả của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm Bảng 3.3 : Kết quả của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm Bảng 3.3 : Kết quả của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm

Nhóm đối chứng Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Trước thử nghiệm 8 30 13 48 6 22 Sau thử nghiệm 8 30 12 44 7 26

Biểu đồ 3.3: Kết quả của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm

Qua biểu đồ trên ta thấy những biểu hiện về đạo đức của trẻ ở nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm có sự chênh lệch không đáng kể, phần đa tập chung ở mức độ trung bình 44%, ở mức độ thấp có tăng nhưng không đáng kể từ 22% đến 26% .

Trong khi quan sát quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có sử dụng thơ Phạm Hổ nhưng giáo viên chưa tạo hứng thú cho trẻ, chưa trú trọng đến việc giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)