Kết quả khảo sát sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 68 - 71)

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.2. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm

Kết quả của việc áp dụng những biện pháp giáo dục đạo đức thông qua thơ Phạm Hổ cho trẻ 5-6 tuổi sau thực nghiệm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả nhóm thử nghiệm và đối chứng sau thử nghiệm

Mức độ Nhóm Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Nhóm đối chứng 8 30 12 44 7 22 Nhóm thực nghiệm 15 56 9 33 3 11

Qua bảng số liệu tôi có biểu đồ thể hiện việc dùng thơ Phạm Hổ để giáo dục đạo đức cho trẻ ở nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm

Biểu đồ 3.2 : Kết quả của việc sử dụng thơ Phạm Hổ trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm

Sau thời gian triển khai thực nghiệm chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm

a, Kết quả sau thực nghiệm việc sử dụng thơ Phạm Hổ để giáo dục đạo đức cho trẻ ở nhóm thực nghiệm

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng so với trước thực nghiệm. Sau thực nghiệm kết quả thu được ở trẻ đã cao hơn nhiều. Trẻ hứng thú với những bài thơ của Phạm Hổ, bước đầu đã hiểu được những hành vi đạo đức và biết đánh giá nhận xét các hành vi khác nhau của những nhân vật trong thơ, trẻ đã biết vận dụng những tình cảm đạo đức tốt đẹp trong các tác phẩm thơ của Phạm Hổ vào trong cuộc sống của mình. Nếu trước thực nghiệm chỉ có 26% trẻ xếp ở mức độ cao , 44% trẻ xếp ở mức độ trung bình, có tới 30% trẻ xếp ở mức độ thấp thì sau khi tiến hành thực nghiệm kết quả đã tăng lên rõ rệt có 56% trẻ xếp mức độ cao, 33% trẻ xếp ở mức độ trung bình và mức độ thấp đã giảm xuống chỉ còn 11%.

Qua quá trình quan sát tôi thấy trẻ cũng đã có tiến bộ rõ rệt, trẻ biết nhiều đến thơ Phạm Hổ hơn và hiểu được nội dung mà mỗi bài thơ đem đến, trẻ thích thú với những tác phẩm thơ của Phạm Hổ, chú ý lắng nghe mỗi khi cô đọc thơ và trong những hoạt động hằng ngày ở trường trẻ trở nên vui vẻ thân thiện hòa đồng với các bạn, biết chia sẻ đồ

0 10 20 30 40 50 60 MĐ cao MĐTB MĐ thấp % Mức độ Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

chơi hay có bánh kẹo cũng biết chia sẻ với bạn, biết bênh vực bạn và nói với bạn rằng bạn không nên làm thế này hay bạn làm thế là sai. Trẻ còn tâm sự với cô những điều mà trẻ gặp phải khiến trẻ không vui… Như vậy để thấy rằng trẻ đã phần nào thay đổi tích cực khi cô biết cách tác động đến trẻ, giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ.

b, Kết quả của nhóm đối chứng sau thực nghiệm

So với kết quả trước thì kết quả của nhóm đối chứng cũng đã có sự thay đổi, tuy nhiên vẫn tập trung ở mức độ trung độ trung bình và thấp

Nhóm đối chứng thực hiện giảng dạy bằng giáo án và biện pháp thông thường nên mức độ hiểu, hứng thú, biết áp dụng nội dung giáo dục đạo đức trong thơ Phạm Hổ còn thấp. Trẻ có thể đọc thuộc bài thơ, hoặc có thể ngồi chăm chú nghe cô đọc nhưng việc hiểu nội dung và biết vận dụng nó vào thực tiễn thì còn yếu.

c, So sánh kết quả của việc sử dụng thơ Phạm Hổ để giáo dục trẻ ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm

Nhìn vào biểu đồ 3.2 cho thấy mức độ biểu hiện tư tưởng tình cảm đạo đức thông qua thơ Phạm Hổ đã có sự thay đổi rõ rệt so với trước thực nghiệm. Giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng cũng có sự chênh lệch rõ rệt.

Cụ thể: Ở mức độ cao nhóm thực nghiệm chiếm tỉ lệ nhiều hơn so với nhóm đối chứng là 26%, ở mức độ trung bình nhóm thực nghiệm chiếm tỉ lệ ít hơn nhóm đối chứng là 11%, còn ở mức độ thấp nhóm thực nghiệm ít hơn nhóm đối chứng là 11%. Tuy nhiên điều đáng nói là kết quả trước thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có sự chênh lệch ít. Ở mức độ cao nhóm thực nghiệm chỉ chiếm nhiều hơn nhóm đối chứng là 4% . Nhưng sau thực nghiệm thì kết quả này đã có sự chênh lệch rõ nét. Điều này cho thấy những biện pháp tác động trong nội dung thực nghiệm vào nhóm thực nghiệm đã có tác dụng, đem lại hiệu quả tương đối cao trong việc sử dụng thơ Phạm Hổ để giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi.

Quan sát và so sánh trẻ ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trong suốt quá trình tiến hành thực nghiệm sẽ nhận thấy rõ là trẻ ở nhóm đối chứng có thái độ, hành vi không có gì thay đổi, ngược lại, nhóm thực nghiệm lại có những thay đổi rõ rệt từ việc hứng thú với thơ Phạm Hổ cho đến việc hiểu nội dung giáo dục mà tác phẩm muốn gửi tới, đồng

thời cả việc trẻ biết vận dụng những tình cảm đạo đức tốt đẹp trong thơ Phạm Hổ vào trong cuộc sống của mình.

Ví dụ: Trong giờ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cô dạy cho trẻ bài thơ Nói

điều hay. Ở nhóm trẻ đối chứng có một số trẻ hiểu được nội dung bài thơ một số trẻ khác

thì chưa hiểu và chưa nói được bài thơ muốn nói lên điều gì, những trẻ hiểu được nội dung bài thơ nhưng lại chưa biết vận dụng trong cuộc sống vẫn tranh giành đồ chơi với bạn, cãi nhau với bạn. Còn ở nhóm trẻ thực nghiệm phần đa trẻ đã hiểu và nói lên được nội dung bài thơ, đặc biêt biết vận dụng ngay vào trong cuộc sống như khi thấy bạn Chi buồn bạn Mai lại hỏi: “Sao thế, ai trêu bạn”, bạn Chi trả lời: “ Bạn Hoàng trêu tớ” và ngay lúc đó bé Mai đã bảo bạn Hoàng đến xin lỗi bạn Chi.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)