Kết quả khảo sát trước thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 66 - 68)

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.1. Kết quả khảo sát trước thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành đánh giá việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua thơ Phạm Hổ. Kết quả thu được như được như sau:

Bảng 3.1: Kết quả của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm

Mức độ Nhóm Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Nhóm đối chứng 8 30 13 48 6 22 Nhóm thực nghiệm 7 26 12 44 8 30

Từ bảng số liệu trên chúng tôi có biểu đồ thể hiện kết quả biểu hiện nội dung giáo dục đạo đức mà trẻ đã học được thông qua thơ Phạm Hổ của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm:

Biểu đồ 3.1: Kết quả việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua thơ Phạm Hổ của trẻ nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm.

Nhận xét:

Thông qua số liệu biểu đồ 3.1 cho thấy việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua thơ Phạm Hổ ở hai nhóm trẻ thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm còn thấp, chủ yếu ở mức độ trung bình, thấp, sự chênh lệch giữa hai nhóm trẻ không đáng kể. Cụ thể:

a, Kết quả nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm

Việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua thơ Phạm Hổ tập chung ở mức độ trung bình (chiếm 44%), mức độ cao đạt tỉ lệ chưa cao (chiếm 26%), mức độ thấp cũng chiếm tới 30%

Qua quá trình quan sát tôi thấy phần lớn trẻ cũng thích được nghe thơ Phạm Hổ nhưng do việc làm quen với thơ Phạm Hổ còn ít nên trẻ còn chưa hiểu nội dung đạo đức có trong thơ và không biết vận dụng vào trong cuộc sống. Một số trẻ có thể bắt chước được các hành động của nhân vật trong trò chơi và trong sinh hoạt hằng ngày nhưng chỉ là tái hiện một cách máy móc. Kết quả này khiến tôi thấy rằng cần phải lưu ý hơn nữa đến việc thiết kế và tổ chức các hoạt động cũng như lựa chọn tác phẩm cho phù hợp qua đó giúp trẻ biết cảm thụ và biết bộc lộ những rung cảm thực sự của mình sau khi được nghe thơ Phạm Hổ. 0 10 20 30 40 50 60 MĐ cao MĐTB MĐ thấp % Mức độ Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

b, Kết quả của nhóm đối chứng trước thực nghiệm

Cũng giống như trẻ ở nhóm thực nghiệm thì trẻ ở nhóm này khá thích nghe thơ Phạm Hổ, muốn bộc lộ mình giống như các nhân vật trong thơ. Tuy nhiên do hoạt động này còn chưa được sự quan tâm đúng mức nên nhiều khả năng của trẻ còn chưa bộc lộ hết.

c, So sánh kết quả của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm

Qua quan sát biểu đồ tôi nhận thấy việc giáo dục đạo đức thông qua thơ Phạm Hổ cho trẻ của nhóm thực nghiệm có thấp hơn nhóm đối chứng. Tuy nhiên mức độ chênh lệch không đáng kể. Ở mức độ cao, nhóm đối chứng có hơn nhóm thực nghiệm là 4%.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)