Biện pháp 5: Sử dụng các tình huống thực tiễn để giáo dục đạo đức cho trẻ thông

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 57 - 60)

2.2. Các biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua thơ Phạm Hổ

2.2.5. Biện pháp 5: Sử dụng các tình huống thực tiễn để giáo dục đạo đức cho trẻ thông

a, Mục đích - ý nghĩa

Thời gian trẻ ở trên lớp và được hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau chiếm một thời gian khá lớn , vì vậy mà có rất nhiều tình huống xảy ra , và từ những tình huống ấy mà giáo viên có thể sử dụng thơ Phạm Hổ để uốn nắn cho trẻ, trẻ vừa dễ hiểu vừa tiếp thu một cách nhanh chóng .

b, Tiến hành

Dựa vào các tình huống thực tiễn giáo viên chọn những bài thơ phù hợp để giáo dục trẻ, vì các tình huống diễn ra ngẫu nhiên không biết trước nên giáo viên cần có một lượng kiến thức về thơ Phạm Hổ phong phú để sử dụng một cách hợp lí có hiệu quả

Giáo viên có thể tạo ra những tình huống thực tiễn và đưa những bài thơ mang tính giáo dục đạo đức phù hợp với tình huống đó.

Ví dụ:

* Khi thấy hai trẻ cãi nhau và tranh giành nhau đồ chơi, cô đến và giải quyết mâu thuẫn, sau đó có thể đọc cho trẻ nghe một đoạn thơ để trẻ hiểu hơn về hành vi của mình như thế là sai

Các cháu chơi với bạn Cãi nhau là hết vui Miệng các cháu xinh thế Chỉ nói điều hay thôi. - Cô đã dạy chúng mình điều gì?

- Khi chơi với các bạn thì phải làm sao? - Cái miệng xinh thì phải như thế nào?

- Vậy chúng mình tranh giành nhau đồ chơi như thế có được không?, Từ sau chúng mình có làm như vậy nữa không? Chúng mình lớn rồi phải biết chơi đoàn kết, biết nhường đồ chơi cho bạn thế mới là ngoan.

* Khi trẻ nghịch bẩn để dây ra quần áo thay vì tức giận quát mắng trẻ cô sẽ dạy trẻ bằng chính những lời thơ:

Mẹ, Mẹ ơi cô bảo “Bàn tay như búp lan Phải giữ sao cho sạch Tay bẩn lo rửa ngay

Tránh bẩn sang áo, sách…”

- Chúng mình xem bàn tay của chúng mình đã sạch chưa? - Vậy tay bẩn thì phải làm gì ngay?

- Nếu như để tay bẩn thì quần áo, sách vở có bị bẩn không?

- Các bạn nhớ phải rửa tay khi tay bẩn để tránh bị bẩn áo quần chúng mình nhớ chưa?

Và sau những lần như vậy cô chỉ cần hỏi trẻ “Bàn tay như búp lan” thì chúng mình phải làm gì? Trẻ sẽ nhớ ra ngay và nói “ Bàn tay như búp lan, phải giữ sao cho sạch, tay bẩn lo rửa ngay, tránh bẩn sang áo, sách…”

c, Điều kiện vận dụng

Sử dụng những bài thơ của Phạm Hổ phù hợp với tình huống thực tiễn, những tình huống đó có thể giải quyết được bằng chính những lời thơ của mình.

Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm lí của trẻ để có biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp, nên dùng thơ vào hoàn cảnh nào thì sẽ đạt hiệu quả, trong hoàn cảnh nào thì không nên dùng thơ.

Nếu để rèn luyện trẻ về những hành vi ứng xử có văn hóa hay những thói quen nề nếp tốt bằng chính những lời thơ thì cô nên cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với bài thơ đó, như vậy trẻ sẽ ghi nhớ và vận dụng những điều đã được học vào trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)