Dựa vào mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục trẻ mầm non

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 45)

Một trong những mục tiêu chiến lược giáo dục mầm non đến năm 2020 đặt ra là: “Thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ có chất lượng để trẻ phát triển toàn diện về thể lực, tình cảm, trí tuệ, xã hội”. Để hình thành những nét nhân cách đầu tiên của con người cần phải tạo điều kiện cho trẻ được phát triển hài hòa không chỉ về mặt thể chất, trí tuệ mà còn có đời sống tâm hồn tình cảm, có thị hiếu thẩm mĩ, đặc biệt là cần phải hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, nền tảng nhân cách con người Việt Nam sau này.

Trong số các nhiệm vụ giáo dục trẻ mầm non, giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ hàng đầu. Sự phát triển đạo đức của trẻ phụ thuộc vào kết quả của quá trình giáo dục và toàn bộ hiện thực xã hội xung quanh. Việc giáo dục nhân cách cho trẻ không bao giờ là quá sớm, vì vậy quan tâm giáo dục đạo đức cho trẻ lứa tuổi này sẽ có ảnh hưởng trong suốt cuộc đời trẻ. Ở tuổi mẫu giáo, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ tiếp thu những kinh nghiệm đầu tiên về hành vi để lĩnh hội những tiêu chuẩn đạo đức của xã hội mới. Những ấn tượng từ thời thơ ấu sẽ theo các em trong suốt cuộc đời nên khi dạy trẻ, cô cần hướng trẻ đến những giá trị đạo đức tốt đẹp , đồng thời phải phân tích để trẻ nhìn thấy rõ điều ấy. Cần tạo cho trẻ môi trường hoạt động đa dạng, phong phú để trẻ có thể bộc lộ rõ những tâm tư, tình cảm của mình một cách tự nhiên. Những ấn tượng trẻ thu được trong những năm đầu đời sẽ trở thành tiền đề của nhân cách con người sau này.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)