Biện pháp 2: Cho trẻ làm quen với thơ Phạm Hổ một cách thường xuyên

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 49 - 52)

2.2. Các biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua thơ Phạm Hổ

2.2.2. Biện pháp 2: Cho trẻ làm quen với thơ Phạm Hổ một cách thường xuyên

Việc cho trẻ làm quen với thơ Phạm Hổ một cách thường xuyên nhằm tạo ấn tượng sâu sắc cho trẻ về các tác phẩm, về những hình ảnh những nhân vật trong bài thơ, giúp trẻ thêm yêu mến những hình ảnh đó , khi trẻ được tiếp xúc tác phẩm nhiều hơn thì việc hiểu nội dung và ý nghĩa sẽ dễ dàng hơn, trẻ sẽ thấy sự thân thuộc trong những bài thơ mà chúng thường được nghe, từ đó trẻ sẽ biết vận dụng những bài học mà mình học được trong thơ vào trong chính cuộc sống của trẻ. Vì đặc điểm tâm lí của trẻ là dễ nhớ chóng quên nên việc cho trẻ làm quen thơ một cách thường xuyên và lặp lại sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn và việc giáo dục đạo đức cho trẻ sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

b, Tiến hành

Giáo viên lựa chọn những bài thơ phù hợp với từng hoàn cảnh, từng thời điểm trong ngày, phù hợp với hoạt động học có chủ đích, sau đó lên kế hoạch cho các hoạt động đó để làm sao cho trong những hoạt động có sử dụng đến thơ Phạm Hổ đạt hiệu quả giáo dục đạo đức cao.

Giáo viên dựa vào những tình huống cụ thể để đưa bài thơ của Phạm Hổ đến nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ hoặc có thể tạo ra tình huống ngẫu nhiên và xử lí tình huống đó bằng chính những lời thơ, như trước khi vào giờ chơi ở các góc cô sẽ dặn dò trẻ chơi đoàn kết bằng chính những lời thơ trong bài thơ Nói điều hay và khi trẻ được nhắc nhở vài lần bằng chính bài thơ đó thì sẽ hình thành ở trẻ một thái độ và hành vi đúng đắn, chỉ cần cô giáo đọc lời thơ đầu tiên là trẻ có thể đọc nối tiếp theo sau, trẻ sẽ khắc sâu nội dung giáo dục được gửi gắm trong bài thơ.

Những bài thơ của Phạm Hổ có chứa nội dung giáo dục đạo đức sâu sắc không chỉ cho trẻ làm quen ở mọi nơi mọi lúc mà còn phải cho trẻ tiếp xúc với số lần lặp đi lặp lại cũng nhiều hơn để việc giáo dục đạt hiệu quả.

Ví dụ: Trong hoạt động học có chủ đích: Trong giờ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học: + Chủ đề động vật, chủ đề nhánh là động vật nuôi trong gia đình giáo viên có thể chọn bài thơ Gà ấp để đọc cho trẻ nghe , qua bài thơ ngoài việc trẻ thấy hình ảnh thân quen đó là chú gà mái đang ấp trứng thì trẻ còn biết được tình cảm mà gà mẹ dành cho những đứa con của mình, cũng như vậy mà trẻ biết được rằng mẹ của chúng cũng luôn yêu thương chúng rất nhiều. Bài thơ này có thể đọc lại cho trẻ nghe nhiều lần trong

những hoạt động khác nhau như hoạt động chiều hay hoạt động dạo chơi ngoài trời “Quan sát đàn gà”.

+ Trong hoạt động âm nhạc, hoạt động tạo hình, … cô cũng có thể sử dụng thơ Phạm Hổ để trò chuyện gây hứng thú hay để kết thúc hoạt động, như vậy trẻ vừa được thường xuyên tiếp xúc với thơ Phạm Hổ mà lại có hứng thú hơn trong các hoạt động.

+ Trước khi đến giờ ăn, cô nhắc nhở trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh thân thể bằng một vài câu thơ trong bài thơ Bàn tay như búp lan và cứ như vậy khi cô câu thơ lên trẻ sẽ nhớ ra rằng cần phải giữ gìn đôi bàn tay sạch sẽ, để quần áo cũng luôn được sạch sẽ.

+ Trong giờ đón trẻ, trả trẻ cô có thể đọc cho trẻ nghe bài thơ Chim sáo - Vì sao con chim sáo

Cứ một điệu hót hoài - Nó không có cô giáo Dạy nó hót nhiều bài.

Bài thơ như những lời trò chuyện, lời dặn dò của cô giáo, nếu không đi học sẽ như bạn chim sáo không biết những điều mới lạ, và trẻ tự ý thức được rằng tầm quan trọng của việc đến lớp, tầm quan trọng của người giáo viên…

+ Trước giờ đi ngủ cô có thể đọc cho trẻ nghe bài thơ Ngủ rồi Gà mẹ hỏi gà con

- Đã ngủ chưa đấy hả Cả đàn gà nhao nhao - Ngủ cả rồi đấy ạ!

Vào mỗi buổi trưa khi cô đọc bài thơ lên trẻ sẽ tự biết rằng đã đến giờ đi ngủ, trẻ phải nằm ngoan, không được nói chuyện, không đùa nghịch để tất cả các bạn cùng ngủ. Bài thơ với lời thơ rất ngộ nghĩnh đã tạo ra một không khí thoải mái vui vẻ cho trẻ để giúp trẻ ngủ ngon hơn và sẽ tạo cho trẻ một thói quen rất tốt.

Còn có rất nhiều hoạt động, những tình huống giáo viên có thể đưa thơ Phạm Hổ vào nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ, thay vì những lời dạy cứng nhắc chúng ta có thể dạy trẻ thông qua giai điệu trong trẻo, hình ảnh trong sáng trong những tác phẩm thơ của Phạm Hổ.

c, Điều kiện vận dụng

Giáo viên cần có một lượng khá phong phú về thơ Phạm Hổ, vì vậy giáo viên cần phải tìm tòi và học thuộc những bài thơ đó

Giáo viên cần linh hoạt sử dụng các bài thơ đúng lúc, đúng nơi, đúng hoàn cảnh để tăng giá trị giáo dục của bài thơ

Cần tạo hứng thú khi đưa những lời thơ đến với trẻ, nhấn mạnh giá trị đạo đức có chứa trong mỗi bài thơ, và lặp lại những bài thơ đó trong một hoàn cảnh tương tự để trẻ thêm hiểu hơn về bài học mà bài thơ gửi đến.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)