So sánh kết quả của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 73 - 78)

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.4. So sánh kết quả của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm

Bảng 3.4: Kết quả của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm

Nhóm đối chứng Mức độ cao Mức độ trung bình Mức độ thấp SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Trước thử nghiệm 7 26 12 44 8 30 Sau thử nghiệm 15 56 9 33 3 11

Từ bảng số liệu trên chúng tôi có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.4: Kết quả biểu hiện việc sử dụng thơ Phạm Hổ để giáo dục đạo đức cho trẻ ở nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm

Kết quả biểu hiện về mặt đạo đức của trẻ nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm. Cụ thể, mức độ cao tăng lên tới 30% so với trước thực nghiệm. Mức độ trung bình và mức độ thấp giảm lần lượt là 11% và 19% so với trước thực nghiệm. Như vậy, biểu hiện về mặt đạo đức của trẻ đã tăng lên đáng kể, điều này thể hiện ở các tiêu chí đánh giá mức độ của việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua thơ Phạm Hổ.

0 10 20 30 40 50 60 MĐ cao MĐTB MĐ thấp % Mức độ Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

Thứ nhất: Trẻ hứng thú với thơ Phạm Hổ, muốn học hỏi những điều hay trong

những bài thơ đó.

Trẻ đã có sự hứng thú và muốn được nghe những bài thơ của Phạm Hổ, đặc biệt là những bài thơ có nội dung giáo dục đạo đức sâu sắc. Trước thực nghiệm số trẻ hứng thú với thơ Phạm Hổ chỉ chiếm 26% nhưng sau thực nghiệm số trẻ hứng thú đã tăng lên tới 56%. Điều này thể hiện ở việc trẻ hào hứng đọc thơ, chú ý lắng nghe cô đọc thơ, chăm chú học thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ tốt.

Ví dụ: Trong giờ làm quen với tác phẩm văn học trước thực nghiệm trẻ ít hứng thú, chỉ chú ý trong một thời gian ngắn sau đó bắt đầu có sự chểnh mảng, ko chăm chú vào bài học. Nhưng sau thực nghiệm thì đã có sự thay đổi rõ rệt, trẻ đã hứng thú với thơ hơn, muốn được đọc thơ, rất chăm chú lắng nghe cô đọc, chú ý ghi nhớ những nội dung của các bài thơ, cháu Hùng trước thực nghiệm cháu rất nghịch, trong giờ không hay chú ý, ngọ ngoạy, trêu bạn nhưng sau thực nghiệm thì cháu đã ngoan hơn biết chú ý lắng nghe và thích thú với thơ hơn.

Thứ hai: Bước đầu trẻ đã hiểu được hành vi đạo đức và biết đánh giá nhận xét các

hành vi đạo đức khác nhau của các nhân vật trong thơ.

Qua việc quan sát trò chuyện với trẻ tôi thấy rằng trẻ đã có những nhận thức về các hành vi, và hiểu được hành vi nào đúng, hành vi nào sai và nên học theo những hành vi so với trước thực nghiệm.

Nếu trước thực nghiệm trẻ có thái độ chóng chán và chưa có nhận thức đúng đắn về các hành vi đạo đức thì sau thực nghiệm số lượng này đã giảm đi đáng kể từ 30% xuống còn 11%. Như vậy phần lớn trẻ đã có hứng thú , có nhận thức về hành vi đúng đắn biết phân biệt những hành vi tốt và những hành vi ko tốt.

Việc thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với thơ Phạm Hổ đã giúp trẻ có nhận thức tốt về nội dung mà thơ muốn gửi tới, có mong muốn được làm theo những điều hay lẽ phải giống như các nhân vật trong thơ và vận dụng nó vào trong cuộc sống của chính mình.

Ví dụ: Trước thực nghiệm có một số trẻ chưa nhận thức được đâu là hành vi tốt đâu là hành vi xấu, nhưng sau thực nghiệm trẻ đã có hứng thú với thơ , biết được bài thơ có nội dung là gì, muốn giáo dục điều gì và phân biệt được đâu là hành vi tốt, đâu là hành

vi không tốt, cần phải học những phẩm chất đạo đức nào để trở thành người tốt. Trẻ có sự thay đổi tích cực như vậy là nhờ đến những tác phẩm hay của Phạm Hổ kết hợp với các biện pháp giáo dục phù hợp. Trẻ cũng muốn trở thành những nhân vật tốt như trong các bài thơ, từ đó trẻ sẽ có sự điều chỉnh trong hành vi, trong cách ứng xử của mình.

Ví dụ trước thực nghiệm khi hỏi cháu Huyền yêu thích nhân vật nào trong bài thơ

Ngỗng và vịt thì cháu trả lời theo một quán tính là yêu thích bạn ngỗng hỏi cháu vì sao cháu lại thích nhân vật đó thì cháu không trả lời đươc nhưng sau thời gian thực nghiệm khi hỏi lại thì cháu nói là thích bạn vịt vì bạn vịt chăm học lại còn biết khuyên bạn ngỗng học bài, như vậy cho thấy trẻ đã biết hành động nào đúng, nhân vật nào đáng để học tập

Thứ ba: Trẻ biết vận dụng những tình cảm đạo đức tốt đẹp trong thơ Phạm Hổ vào

trong cuộc sống của mình.

Trẻ nhận thức được những tình cảm đạo đức tốt đẹp và từ đây trẻ biết vận dụng những tình cảm đó vào trong cuộc sống của mình. Số trẻ đã tăng 30% so với trước nghiệm và mức độ thấp đã giảm 19% so với trước thực nghiệm. Nếu như trước thực nghiệm có thể trẻ hứng thú với các bài thơ của Phạm Hổ, nhưng để trẻ có nhận thức đúng về nội dung giáo dục đạo đức mà tác phẩm đó mang đến thì rất ít trẻ làm được và đương nhiên việc vận dụng những tình cảm đạo đức đó vào cuộc sống thì lại càng không thể. Nhưng điều đó đã thay đổi khi trẻ được tiếp xúc với thơ Phạm Hổ bằng quá trình tác động sư phạm phù hợp. Trẻ đã biết ai là nhân vật tốt cần học tập theo và không được có hành vi hay thái độ như nhân vật xấu kia, trẻ đã áp dụng điều đó vào chính quá trình ứng xử với bạn bè, với người thân của mình…

Ví dụ: Trước thực nghiệm có bạn hay chơi một mình, ít chơi với các bạn, có thái độ gắt gỏng thậm chí là đánh bạn khi bạn trêu đùa, nhưng sau thực nghiệm , trẻ đã có thái độ tích cực hơn, hòa đồng với bạn hơn, biết chia sẻ đồ chơi với bạn. Hay như cháu Ly lúc trước rất hay nghịch bẩn rồi bôi lên quần áo, khi cô thấy nhắc nhở thì mới đi rửa tay nhưng sau một thời gian với sự nhắc nhở thường xuyên bằng những lời thơ trong bài thơ

Bàn tay như búp lan cháu đã thay đổi hạn chế nghịch bẩn và biết tự giác xin đi rửa tay

khi thấy tay bẩn và không riêng gì cháu Ly những cháu khác cũng đã biết tư giác rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hay sau khi ăn quà, điều đó cho thấy sự tác động của thơ ca đến tâm hồn trẻ là rất lớn, trẻ học được nhiều điều thông qua những bài thơ ấy, với

lối viết thơ gần gũi, trong sáng, dễ hiểu, dễ nhớ Phạm Hổ đã có rất nhiều bài thơ hay giáo dục về tình bạn, tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên…

Tiểu kết chương 3

Qua kết quả thực nghiệm một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua thơ Phạm Hổ ở mầm non Tiên Du xã Tiên Du, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:

- Những biểu hiện về tình cảm đạo đức ở trẻ 5-6 tuổi đã phát triển hơn trước thực nghiệm và so với trẻ đối chứng. Tỉ lệ trẻ đạt ở mức cao tăng lên đáng kể, số trẻ ở mức thấp cũng giảm xuống.

- Trẻ đã biết vận dụng những tình cảm đạo đức vào trong cuộc sống hằng ngày, có cách cư xử và thái độ tốt hơn với mọi người xung quanh, trẻ luôn vui vẻ khi đến trường, thân thiện tích cực hơn trong các mối quan hệ với bạn bè, cô giáo…

Như vậy, với kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm, tôi thấy rằng: “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua thơ Phạm Hổ” mà chúngtôi đưa ra là có tính khả thi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Giáo dục đạo đức có vai quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ, có đạo đức tốt thì mới trở thành một con người tốt, sống có ích cho xã hội.

Việc hình thành cơ sở về phẩm chất đạo đức của con người phải được bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non. Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên, là cái gốc để đào tạo nhân cách con người. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới tạo tiền đề cho tòn bộ sự phát triển về sau . Sự phát triển về đạo đức của trẻ ở trường mầm non phần lớn phụ thuộc vào kết quả việc thực hiện quá trình giáo dục đạo đức thông qua tác phẩm văn học nói chung và thơ Phạm Hổ nói riêng.

Các tác phẩm văn học đặc biệt là thơ Phạm Hổ có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Thơ Phạm Hổ giáo dục trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, giúp trẻ hiểu được những tình cảm yêu thương gắn bó với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình, khơi gợi ở trẻ tình yêu quê hương đất nước, giáo dục trẻ những thái độ hành vi đối xử có văn hóa, biết cảm thông chia sẻ với người xung quanh … Tất cả những phẩm chất ấy là nền tảng nhân cách bền vững sau này.

Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy thơ Phạm Hổ đã xây dựng lên những mẫu mực hành vi đạo đức rất gần gũi, rất phù hợp với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên các cô giáo hiện nay vẫn chưa nhận thấy tầm quan trọng của thơ Phạm Hổ trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ, vì thế chất lượng giáo dục chưa cao, các cô mới chỉ quan tâm đến vấn đề gaiso dục đạo đức thông qua tác phẩm văn học khi thực hiện chuyên đề lễ giáo, hay khi có sự kiểm tra. Mặc dù bước đầu cô giáo cũng đã tiến hành lựa chọn để giảng dạy một số bài thơ của Phạm Hổ, song số lượng đó còn quá ít.

Để đạt được mục tiêu giáo dục trẻ: “Giàu lòng thương, biết quan tâm nhường nhịn những người gần gũi, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên thì vai trò của cô giáo là vô cùng quan trọng”. Cô giáo mầm non là người được giao tách nhiệm giáo dục trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở và phẩm chất đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa. Vì vậy cô giáo phải là người yêu văn học, am hiểu về thơ Phạm Hổ để từ đó biết truyền tải đến trẻ cái hay cái đẹp mà tác giả đã gửi gắm. Đối với trẻ cô giáo chính là tấm gương đạo đức tốt đẹp để trẻ tin yêu và học theo.

Thấy được tầm quan trọng của thơ Phạm Hổ đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi, góp phần cải thiện thực tế giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non hiện nay, cho phép tôi đề xuất một số biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua thơ Phạm Hổ. Bao gồm các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Xác định giá trị của thơ Phạm Hổ đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi.

Biện pháp 2: Tích cực cho trẻ làm quen với thơ Phạm Hổ mọi lúc, mọi nơi.

Biện pháp 3: Có sử dụng thơ Phạm Hổ trong việc lập kế hoạch giáo dục đạo đức theo chủ đề giáo dục.

Biện pháp 4: Sử dụng thơ Phạm Hổ trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học và trong những hoạt động khác.

Biện pháp 5: Sử dụng các tình huống thực tiễn để giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua thơ của Phạm Hổ.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)