Biện pháp 4: Sử dụng thơ Phạm Hổ trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 53 - 57)

2.2. Các biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua thơ Phạm Hổ

2.2.4. Biện pháp 4: Sử dụng thơ Phạm Hổ trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn

văn học và trong những hoạt động khác.

a, Mục đích - ý nghĩa

Việc sử dụng thơ Phạm Hổ không chỉ trong giờ học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà còn có thể lồng ghép vào những hoạt động có chủ đích khác để làm tăng sức hấp dẫn và thú vị cho mỗi giờ học của trẻ, để trẻ cảm thấy không bị nhàm chán,, không phải trong hoạt động âm nhạc chỉ có yếu tố âm nhạc mà không lồng ghép các yếu tố khác, hay trong hoạt động làm quen với toán chỉ cho trẻ tiếp xúc với những biểu tượng toán khô khan mà quên đi các yếu tố nghệ thuật để giờ học thêm vui hơn có thể lồng ghép vào đó một câu thơ hay câu đố về hình, hoặc một vài biểu tượng về thế giới xung quanh hay kết thúc bằng một trò chơi với bản nhạc sôi động . Ngay cả khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ta cũng có thể lồng ghép yếu tố tạo hình hay yếu tố ân nhạc vào đó. Dạy học với phương pháp tích hợp như vậy sẽ đạt hiệu quả rất cao với quá trình

nhận thức của trẻ và trong đó yếu tố văn học là không thể thiếu đối với trẻ nó khơi gợi những xúc cảm, hứng thú với trẻ.

b, Tiến hành

Giáo viên cần chọn lọc những bài thơ của Phạm Hổ, chọn những bài thơ phù hợp với hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (phù hợp độ tuổi, phù hợp với chủ đề…), linh hoạt sử dụng thơ Phạm Hổ vào những hoạt động khác, cần lên kế hoạch cụ thể cho hoạt động đó.

Giáo viên sử dụng những bài thơ của Phạm Hổ trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, bài thơ có chứa nội dung giáo dục đạo đức, chứa nội dung phù hợp với chủ đề giáo dục và tiến hành thực hiện theo các bước của những hoạt động làm quen với tác phẩm văn học khác

Trong các hoạt động học có chủ đích khác, giáo viên có thể lồng ghép những bài thơ hay những câu đố của nhà thơ Phạm Hổ, để tăng sức hấp dẫn cho bài học, và tăng hứng thú cho trẻ.

Những giờ học đạt hiệu quả cao là những giờ học biết tích hợp lồng ghép các môn học, trẻ sẽ không thấy nhàm chán, và việc tiếp thu bài học sẽ tốt hơn, một môi trường tâm lí tốt sẽ tạo nên những tình cảm tốt đẹp, hình thành ở trẻ những nhân cách tốt đẹp.

Ví dụ:

* Trong giờ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học:

+Chủ đề thế giới động vật, chủ đề nhánh động vật nuôi trong gia đình có thể cho trẻ làm quen với bài thơ Ngỗng và vịt

+ Cô sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại với trẻ để trẻ hiểu nội dung bài thơ: - Bài thơ có nhắc đến những con vật gì?

- Bạn ngỗng trong bài thơ có chịu học không?

- Khi vịt đưa sách ngược ngỗng có đọc được không? - Bạn vịt đã khuyên bạn ngỗng như thế nào?

+ Cô tóm tắt nội dung bài thơ: bài thơ nói về cuộc trò chuyện giữa ngỗng và vịt nhưng đó không phải là cuộc trò chuyện đơn thuần mà nó là một bài học về sự cần cù chăm chỉ, có làm mới nên, với hình ảnh hai con vật quen thuộc mà rất gần gũi với trẻ tác giả đã biến hóa chúng trở thành những người bạn thân thiết với trẻ cũng biết nói, cũng biết học chữ và biết đưa ra bài học hay cho các bạn nhỏ. Khi sử dụng một bài thơ phù hợp trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu và hiểu nội dung của bài sau vài lần lắng nghe cô đọc.

* Ngoài giờ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thì ở những giờ học khác cũng có thể sử dụng thơ Phạm Hổ như: Trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán đề tài dạy trẻ nhận biết số 10 và đếm theo khả năng, khi vào hoạt động xếp và nhận biết số 10 , dựa trên sự mô phỏng bài thơ Đàn gà con mà cho trẻ xếp hình ảnh quả trứng và chú gà con sau đó cho trẻ cùng đọc bài thơ Đàn gà con để trẻ nhận thấy ngay có 10 quả trứng và tương ứng với nó là 10 chú gà con:

Mười quả trứng tròn Mẹ gà ấp ủ Hôm nay ra đủ Mười chú gà con Lòng trắng lòng đỏ Thành mỏ thành chân Cái mỏ tí hon

Cái chân bé xíu Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời Ôi chú gà ơi Ta yêu chú lắm.

- Cô có một con gà mái và con gà mái đó đã đẻ ra được rất nhiều trứng , tương ứng với mỗi một quả trứng (cô xếp 10 quả trứng) cô sẽ xếp một chú gà con (cô xếp 9 chú gà con) chúng mình có đoán được những quả trứng kia đã nở ra bao nhiêu chú gà con không?

- Và để biết được thì chúng mình hãy cùng đếm số gà con nhé! Và quả trứng cuối cùng đã nở thành một chú gà nữa, vậy vừa rồi có 9 chú gà con bây giờ thêm 1 chú gà nữa sẽ thành mấy chú gà?

- Xem lớp mình có trả lời đúng không thì các bạn hãy cùng cô đọc vang bài thơ

Đàn gà con của nhà thơ Phạm Hổ nhé!

- Trong bài thơ đã nhắc đến bao nhiêu chú gà con

Bài thơ để lại ấn tượng cho trẻ với hình ảnh mười quả trứng tròn và mười chú gà con, không chỉ thế mà trẻ còn được giáo dục tình yêu thương động vật.

Không chỉ trong hoạt động có chủ đích mà ngay cả các hoạt động khác cũng có thể sử dụng thơ Phạm Hổ để giáo dục đạo đức cho trẻ

* Trong giờ đón trẻ buổi sáng cô có thể đọc cho trẻ nghe bài thơ Cô dạy Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy: Mẹ, mẹ ơi! Cô dạy

Phải giữ sạch đôi tay Cãi nhau là không vui Bàn tay mà giây bẩn Cái miệng nó xinh thế Quần áo cũng bẩn ngay Chỉ nói điều hay thôi! + Cô sẽ hỏi trẻ:

- Cô dạy cho chúng mình những điều gì? Phải giữ đôi tay làm sao? Cái miệng xinh thì phải thế nào?

Bài thơ như một lời nhắc nhở trẻ phải luôn ngoan ngoãn , giữ gìn chân tay quàn áo sạch sẽ, và biết chơi đoàn kết với bạn bè, không được nói tục hay chửi bậy, quát mắng những bạn khác.

* Trong giờ hoạt động góc trong khi trẻ chơi với các phương tiện giao thông, có trẻ thì thích lái oto, có trẻ thích lái tàu hỏa, còn có trẻ thích làm người lái xe cứu thương

trở người bệnh , nhưng có trẻ ;lại thích lá xe cứu hỏa để giúp mọi nười dập tan đống lửa , cô có thể đến gần và hỏi trẻ, con có biết bài thơ nào ca ngợi những chiếc xe cứu hoảng này không?

Mình đỏ như lửa Nhà nào có lửa Bụng chứa nước đầy Tôi dập tắt ngay Tôi chạy như bay Ai gọi chữa cháy Hét vang đường phố Có… ngay!Có… ngay! - Những chiếc xe cứu hỏa làm công việc gì?

- Tại sao những chiếc xe ấy lại giúp con người có thể dập được lửa?

- Con có muốn sau này làm chú lính cứu hỏa để giúp đỡ mọi người không?

Chỉ một vài lời trò chuyện với trẻ sau khi cùng trẻ đọc thơ cô đã giúp trẻ khám phá về một loại phương tiện có thế giúp ích cho con người và một công việc rất có ích mà khi lớn lên trẻ có thể làm.

Còn có rất nhiều hoạt động khác trong ngày có thể sử dụng thơ Phạm Hổ để làm gây hứng thú cho các hoạt động mà trẻ vừa được tiếp nhận nội dung giáo dục đạo đức cho mình.

c, Điều kiện vận dụng

Giáo viên cần chuẩn bị trước những hoạt động học có chủ đích mà sử dụng thơ Phạm Hổ, cần lựa chọn kĩ lưỡng những tác phẩm có giá trị nội dung cao, giáo dục đạo đức sâu sắc

Tránh việc lạm dụng quá nhiều thơ, gây nhàm chán cho trẻ, cần sử dụng đúng lúc đúng thời điểm cần thiết.

Cần có hình ảnh đẹp bắt mắt để gây hứng thú cho trẻ trong thời điểm cô kể chuyện theo tranh cho trẻ nghe.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua thơ phạm hổ (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)