Về phía Kiểm toán Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kiểm toán dự toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (Trang 182 - 193)

Thứ nhất, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của KTNN phù hợp với nhiệm vụ kiểm toán dự toán NSNN

Ở nước ta hiện nay, theo quy định của Luật NSNN, mỗi cấp hành chính Nhà nước đều gắn với một cấp ngân sách, mỗi cấp ngân sách là một bộ phận cấu thành của NSNN. Tuy nhiên mỗi cấp ngân sách lại được phân cấp cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong quản lý thu, chi NSNN từ việc lập, chấp hành đến kế toán, quyết toán NSNN. Do đó mỗi cấp ngân sách đều là đối tượng kiểm toán dự toán NSNN của KTNN. Như vậy, để có thể kiểm toán toàn diện dự toán NSNN thì KTNN cần phải giao nhiệm vụ kiểm toán dự toán ngân sách địa phương cho các KTNN khu vực; kiểm toán dự toán các bộ, ngành cho các KTNN chuyên ngành; giao nhiệm vụ chủ trì và hướng dẫn kiểm toán dự toán NSNN cho Vụ Tổng hợp. Theo cách tổ chức này, KTNN giao nhiệm vụ kiểm toán dự toán ngân sách cho các KTNN chuyên ngành và KTNN các khu vực như sau:

- Đối với dự toán của các bộ, ngành trung ương giao cho các Kiểm toán chuyên ngành thực hiện.

- Đối với dự toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao cho KTNN các khu vực thực hiện.

- Đối với dự toán NSNN giao cho Vụ Tổng hợp chủ trì phối hợp với các KTNN chuyên ngành, khu vực thực hiện.

- Đối với các chương trình, dự án quan trọng quốc gia giao cho KTNN chuyên ngành IV hoặc chuyên ngành V thực hiện kiểm toán trước khi trình Quốc hội quyết định đầu tư.

- Vụ Tổng hợp ngoài việc chủ trì kiểm toán dự toán NSNN còn hướng dẫn và kiểm soát các KTNN chuyên ngành, khu vực thực hiện kiểm toán dự toán NSNN các bộ, ngành, các địa phương bảo đảm tập trung thống nhất.

- Giao nhiệm vụ kiểm soát chất lượng kiểm toán dự toán NSNN cho các vụ tham mưu đặc biệt là Vụ Chếđộ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán.

Để bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ cần tăng cường nhân sự có chất lượng cho Vụ Tổng hợp; đối với các KTNN chuyên ngành, khu vực giao nhiệm vụ chủ trì kiểm toán dự toán NSNN các bộ, ngành, địa phương thuộc nhiệm vụ kiểm toán của đơn vị cho Phòng Tổng hợp và giao trách nhiệm phối hợp cho các phòng nghiệp vụ; đối với các vụ tham mưu cũng nên lựa chọn một phòng thích hợp để giao nhiệm vụ kiểm toán dự toán NSNN và nhiệm vụ tham mưu, nhiệm vụ kiểm soát chất lượng kiểm toán chất lượng kiểm toán dự toán NSNN.

Thứ hai, tăng cường đủ về mặt số lượng và nâng cao trình độ nghiệp vụ

chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho KTV

Để phát triển kiểm toán dự toán NSNN, KTNN cần tăng cường số lượng, chất lượng KTV chuyên sâu về kiểm toán NSNN và kiểm toán dự toán NSNN bằng cách tuyển dụng và đào tạo chuyên sâu về kiểm toán NSNN và dự toán NSNN. Đồng thời không ngừng bồi dưỡng, tập huấn cho KTV về kiểm toán NSNN và kiểm toán dự toán NSNN.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, qui trình và hồ sơ mẫu biểu kiểm toán

Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán, bổ sung thêm các nội dung áp dụng cho hình thức kiểm toán dự toán NSNN (kiểm toán trước); ban hành Quy trình kiểm toán dự toán NSNN; xây dựng hệ thống hồ sơ mẫu biểu áp dụng cho kiểm toán dự toán NSNN, đây là một điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc kiểm toán dự toán NSNN hàng năm.

Thứ tư, xây dựng và ban hành sổ tay kiểm toán dự toán NSNN

Sổ tay kiểm toán dự toán NSNN phải được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kiểm toán của KTNN Việt Nam, phù hợp với điều kiện thực tiễn hoạt động của KTNN Việt Nam trên cơ sở tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm kiểm toán của các nước trên thế giới.

Sổ tay kiểm toán dự toán NSNN phải bao quát được cả việc kiểm toán dự toán NSNN và kiểm toán dự toán ngân sách các bộ, ngành, các địa phương; nội dung sổ tay phải hướng dẫn được những nội dung cơ bản sau: Việc khảo sát, thu thập thông tin và đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu để lập kế hoạch kiểm toán dự toán NSNN; xác định mục tiêu, nội dung kiểm toán; tài liệu cần thu thập; phương pháp, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán cho mỗi nội dung kiểm toán đặc biệt là xây dựng được hệ thống tiêu chí đểđánh giá dự toán NSNN.

Thứ năm, tăng cường trang bị, ứng dụng công nghệ thông tin vào kiểm toán dự toán NSNN

KTNN cần nghiên cứu hoặc mua các phần mềm chương trình kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán, quản lý hồ sơ kiểm toán; ứng dụng các công nghệ kiểm toán, quản lý hiện đại; trang bị internet (thiết bị bắt sóng wifi) để truyền dữ liệu, tài liệu đáp ứng yêu cầu kiểm soát kịp thời, liên tục từ xa của Trưởng Đoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng. Đồng thời, KTNN cũng nên thành lập ngân hàng dữ liệu theo dõi các thông tin phục vụ cho kiểm toán dự toán NSNN và các kết quả kiểm toán dự toán NSNN các niên độ trước. Ngân hàng dữ liệu là công cụ hỗ trợ rất tốt cho KTV bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng và thực hành kiểm toán dự toán NSNN.

Thứ sáu, xác lập mối quan hệ giữa KTNN với Quốc hội và HĐND các cấp

Xác lập mối quan hệ giữa KTNN với Quốc hội về việc cung cấp thông tin định kỳ phục vụ cho việc giám sát của Quốc hội, thiết lập mối quan hệ giữa KTNN với HĐND các cấp trong việc phối hợp, kết hợp cung cấp thông tin, tài liệu trong việc kiểm toán dự toán, báo cáo quyết toán NSNN, từ việc lập kế hoạch kiểm toán đến việc thực hiện kiểm toán và thông báo, công khai kết quả kiểm toán. Tạo điều kiện cho KTNN thực hiện tốt việc kiểm toán dự toán, kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách phục vụ cho Quốc hội, HĐND quyết định dự toán NSNN và phê chuẩn quyết toán NSNN.

Kết luận Chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở Chương 1 và phân tích, đánh giá thực trạng ở Chương 2, Luận án đề xuất 3 định hướng hoàn thiện tổ chức kiểm toán dự toán NSNN như sau: (1) Từng bước phát triển kiểm toán dự toán NSNN phù hợp với điều kiện thực tiễn tiến tới kiểm toán dự toán NSNN trên cơ sở kiểm toán dự toán ngân sách của các bộ, ngành và các địa phương, theo đó giai đoạn trước mắt KTNN thực hiện kiểm toán dự toán NSNN trình Quốc hội quyết định sau đó dần dần sẽ tham gia với các địa phương và các bộ, ngành khi xây dựng dự toán NSNN; về lâu dài KTNN thực hiện kiểm toán toàn diện dự toán NSNN bao gồm cả việc kiểm toán dự toán của các bộ, ngành, các địa phương; (2) gắn kết chặt chẽ giữa kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động khi tổ chức kiểm toán dự toán NSNN; (3) tổ chức kiểm toán dự toán ngân sách nhà nước trên cơ sở phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm các đơn vị trực thuộc của KTNN.

Chương này cũng đề xuất 6 nhóm giải pháp để hoàn thiện tổ chức kiểm toán dự toán NSNN, đó là: (1) Hoàn thiện cơ sở pháp lý để tổ chức kiểm toán dự toán NSNN; (2) Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nhân sự để kiểm toán dự toán NSNN; (3) Hoàn thiện việc tổ chức thực hiện kiểm toán theo qui trình kiểm toán dự toán NSNN; (4) Hoàn thiện tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán dự toán NSNN; (5) Nâng cao chất lượng kiểm toán quyết toán NSNN để cung cấp thông tin cho việc đánh giá dự toán NSNN; (6) Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho kiểm toán viên. Đồng thời tại chương này cũng đề xuất các điều kiện đối với Nhà nước và đối với KTNN để thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kiểm toán dự toán NSNN của KTNN Việt Nam.

KẾT LUẬN

Với qui định của Luật KTNN, KTNN Việt Nam đã có đủ căn cứ pháp lý để tiến hành kiểm toán dự toán NSNN và thực tế thời gian qua KTNN cũng đã cung cấp nhiều thông tin, tài liệu cho Quốc hội quyết định dự toán NSNN hàng năm. Tuy nhiên chất lượng kiểm toán còn bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới quản lý NSNN, trước hết là nâng cao chất lượng dự toán NSNN. Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thin t chc kim toán d toán ngân sách nhà nước ca Kim toán Nhà nước Vit Nam” là hết sức cần thiết đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quản lý, điều hành ngân sách nói chung và hoạt động của KTNN nói riêng.

Tổ chức kiểm toán dự toán NSNN là một vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi KTV phải có trình độ chuyên môn cao, thành thạo về hoạt động kiểm toán đặc biệt là kiểm toán hoạt động, am hiểu sâu lĩnh vực NSNN và dự toán NSNN, hiểu biết rộng về quản lý tài chính công cả vi mô và vĩ mô nên đây là một vấn đề khó đặt ra trong quá trình nghiên cứu. Tài liệu, số liệu tham khảo để tổng kết lý luận và đánh giá thực trạng tổ chức kiểm toán dự toán NSNN của KTNN Việt Nam không nhiều do đây là lĩnh vực mới, đang hình thành và phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên với sự nỗ lực cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô hướng dẫn; bộ môn kiểm toán, khoa sau đại học của Học viên Tài chính, các nhà khoa học trong và ngoài KTNN Việt Nam, Nghiên cứu sinh đã hoàn thành Luận án với những kết quả nghiên cứu chính đóng góp cho việc quản lý NSNN và phát triển kiểm toán dự toán NSNN của KTNN như sau:

Thứ nhất, luận án phát triển và bổ sung thêm lý luận về kiểm toán dự toán NSNN và tổ chức kiểm toán dự toán NSNN như vai trò của KTNN đối với dự toán NSNN; những đặc điểm cơ bản của KTNN ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán dự toán NSNN; qui trình kiểm toán, các loại hình kiểm toán áp dụng khi kiểm toán dự toán NSNN và tập trung hơn với các nội dung cơ bản của tổ chức kiểm toán dự toán NSNN.

Thứ hai, trên cơ sở khảo sát thực tiễn, luận án đánh giá thực trạng tổ chức kiểm toán dự toán NSNN của KTNN Việt Nam theo 3 nội dung chính là tổ chức bộ máy và nhân sự kiểm toán, tổ chức thực hiện qui trình kiểm toán và tổ chức kiểm

soát chất lượng kiểm toán trên các mặt thành công và hạn chế từđó rút ra những bài học kinh nghiệm để tổ chức kiểm toán dự toán NSNN một cách có hiệu quả. Những hạn chếđiển hình là môi trường pháp lý chưa hoàn toàn thuận lợi, chưa có qui trình chuẩn cho kiểm toán dự toán NSNN, việc soát xét chất lượng kiểm toán chưa có đầy đủ chính sách và hướng dẫn thủ tục kiểm soát, chưa có sự tham gia của các vụ chức năng...

Thứ ba, luận án nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm kiểm toán dự toán ngân sách của một số cơ quan KTNN trên thế giới có kinh nghiệm và bề dày phát triển để rút ra bài học kinh nghiệm cho KTNN Việt Nam.

Thứ tư, luận án đã đề xuất định hướng, nguyên tắc, yêu cầu hoàn thiện tổ chức kiểm toán dự toán NSNN và sáu (6) giải pháp để nâng cao chất lượng tổ chức kiểm toán dự toán NSNN của KTNN Việt Nam, trọng tâm là:

(1) Hoàn thiện cơ sở pháp lý, tổ chức bộ máy, nhân sự và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho kiểm toán viên để kiểm toán dự toán NSNN

(2) Hoàn thiện tổ chức thực hiện kiểm toán theo qui trình kiểm toán dự toán NSNN và tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán dự toán NSNN. Trong đó nêu rõ những nguyên tắc, yêu cầu, nội dung chính của qui trình kiểm toán dự toán NSNN và việc tổ chức kiểm toán dự toán NSNN theo các giai đoạn của qui trình kiểm toán; nêu rõ chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán dự toán NSNN.

Thứ năm, luận án đề xuất các điều kiện để thực hiện hoàn thiện tổ chức kiểm toán dự toán NSNN gồm các điều kiện với Nhà nước và cả với KTNN;

Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các thầy, cô hướng dẫn; bộ môn kiểm toán, khoa sau đại học của Học viện Tài chính; các đồng nghiệp tại cơ quan KTNN Việt Nam, các nhà khoa học và các cơ quan có liên quan đã giúp đỡ tạo điều kiện để hoàn thành Luận án./.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Hoàng Quang Hàm (2008), “Bàn về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dự toán ngân sách nhà nước", Tạp chí Kiểm toán, số 11 (97), tr.31-33 và

Tạp chí Kiểm toán, số 12 (97), tr.15-18.

2. Hoàng Quang Hàm (2014), “Sự cần thiết phải kiểm toán dự toán ngân sách nhà nước”, Tạp chí Tài chính, số 592, tr.51-52.

3. Hoàng Quang Hàm (2014), “Nâng cao chất lượng kiểm toán dự toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán Nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 01(26), tr.39-41.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. AlvinA.Arens (1995), Kiểm toán,Nxb Thống kê, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 Hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

3. Học viện Tài chính (2007), Giáo trình quản lý tài chính công do Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan chủ biên, Nxb Tài chính, Hà Nội.

4. Dự án Việt Nam - Ca-na-đa về tài chính (2001), Tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.

5. Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Lý thuyết kiểm toán, do Nguyễn Quang Quynh chủ biên, Nxb Tài chính, Hà Nội

6. Đặng Văn Thanh (2006), Vai trò vị trí của Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đề tài nhánh số 08 của Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội.

7. Hà Ngọc Son (Chủ nhiệm) (2004), Thực trạng và những giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán của KTNN, Đề tài khoa học cấp bộ, Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội.

8. Hoàng Ngọc Hài chủ nhiệm (2004), Xây dựng quy trình kiểm toán ngân sách

địa phương, Đề tài khoa học cấp bộ, Kiểm toán Nhà nước, Hà Nội. 9. Hoàng Phê (Chủ biên) (2002), Từđiển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

10.Hoàng Quang Hàm (2006), "Xây dựng Qui trình kiểm toán dự toán ngân sách nà nước của Kiểm toán Nhà nước", Luận văn thạc sỹ.

11. Học viện Tài chính (2004), Giáo trình kiểm toán, Vương Đình Huệ chủ biên, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Nguyễn Đình Hựu (2004), Nghiệp vụ kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội. 13.INTOSAI, tuyên bố LIMA (1998), về hướng dẫn các nguyên tắc kiểm toán, tài

liệu dịch do Dự án GTZ KTNN Việt Nam - KTLB Đức thực hiện năm 2004, Hà Nội.

14.INTOSAI, Tuyên bố MÊHICÔ về tính độc lập của cơ quan kiểm toán tối cao, tài liệu dịch do Dự án GTZ KTNN Việt Nam - KTLB Đức thực hiện năm 2004, Hà Nội.

15.INTOSAI (2004), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán, Tài liệu dịch, Kiểm toán nhà nước.

16.Kiểm toán Nhà nước - dự án GTZ của Cộng hòa Liên bang Đức, Hội thảo khoa học năm 2007 “mối quan hệ giữa Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội và Bộ Tài chính trong quá trình lập và thẩm định dự toán ngân sách nhà nước”.

17.Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, Dự án GTZ/KTNN (2004), Các chuẩn mực kiểm toán và hướng dẫn kiểm toán hoạt động, kiểm toán công nghệ thông tin của INTOSAI và ASOSAI, Nxb Thống kê, Hà Nội.

18.Kiểm toán Nhà nước (2000), Cẩm nang kiểm toán viên Nhà nước, NXB Chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kiểm toán dự toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (Trang 182 - 193)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)