sách nhà nước
Kiểm soát chất lượng kiểm toán là yêu cầu quan trọng trong hoạt động kiểm toán nhằm bảo đảm các công việc trong hoạt động kiểm toán phải được kiểm tra, soát xét; các KTV tham gia hoạt động kiểm toán phải được giám sát, kiểm tra hướng tới mục tiêu là các công việc được thực hiện một cách chuẩn hóa góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán. Nhận thức được vấn đềđó, KTNN đã thành lập Vụ Chếđộ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán và đẩy mạnh kiểm soát chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên hiện nay trong các qui định của KTNN chưa đề cập đến kiểm soát chất lượng kiểm toán dự toán NSNN đồng thời chất lượng kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN còn hạn chế (cả chính sách kiểm soát lẫn thực hiện kiểm soát). Vì vậy, để tổ chức tốt công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán dự toán NSNN cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
(1) Xác định nội dung, chủ thể và đối tượng chịu sự kiểm soát chất lượng kiểm toán khi kiểm toán dự toán NSNN
- Xác định các nội dung cần kiểm soát chất lượng kiểm toán dự toán NSNN, gồm: Kiểm soát chất lượng kế hoạch kiểm toán dự toán NSNN; kiểm soát chất lượng thực hiện kiểm toán dự toán NSNN; kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán dự toán NSNN; kiểm soát hồ sơ kiểm toán.
- Xác định chủ thể thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán dự toán NSNN gồm: KTV tự soát xét chất lượng công việc được giao; tổ trưởng tổ kiểm toán soát xét chất lượng kiểm toán của tổ và của các KTV trong tổ kiểm toán; trưởng đoàn kiểm toán soát xét chất lượng kiểm toán của đoàn kiểm toán, các tổ kiểm toán và các KTV trong đoàn kiểm toán; Kiểm toán trưởng chuyên ngành, khu vực tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán của cuộc kiểm toán dự toán NSNN; các Vụ tham mưu thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán dự toán
NSNN theo chức năng, nhiệm vụ để tham mưu cho Tổng Kiểm toán Nhà nước kiểm soát chất lượng kiểm toán.
- Xác định đối tượng chịu sự kiểm soát chất lượng kiểm soát chất lượng kiểm toán dự toán NSNN gồm: Các KTV, các tổ kiểm toán, các đoàn kiểm toán tham gia kiểm toán dự toán NSNN; Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán dự toán NSNN.
- Xác định loại hình kiểm soát áp dụng: Kiểm soát chất lượng kiểm toán dự toán NSNN áp dụng 2 loại kiểm soát: Kiểm soát của các Vụ chức năng (ngoại kiểm) đối với hoạt động kiểm toán trừ Vụ Tổng hợp vì là đơn vị chủ trì kiểm toán dự toán NSNN; kiểm soát của Vụ Tổng hợp và của các KTNN chuyên ngành (khu vực) đối với các hoạt động kiểm toán của đơn vị (nội kiểm).
(2) Hoàn thiện các chính sách kiểm soát để tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán dự toán NSNN
- Hoàn thiện chính sách kiểm soát chất lượng KTV về năng lực và đạo đức nghề nghiệp: KTNN cần có hệ thống chính sách kiểm soát năng lực và đạo đức nghề nghiệp của KTV hoàn chỉnh, đồng bộ, nhất quán, từ tiêu chuẩn ngạch bậc, tuyển dụng, đào tạo đến theo dõi, đánh giá, sử dụng và đãi ngộđể phát triển đội ngũ KTV đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu; có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp tương xứng với yêu cầu kiểm toán dự toán NSNN.
- Hoàn thiện mẫu biểu hồ sơ kiểm toán dự toán NSNN: Hệ thống mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán là tài liệu, bằng chứng bằng văn bản để minh chứng cho các kết quả kiểm toán, đồng thời là cơ sở để kiểm soát chất lượng kiểm toán. Vì vậy để kiểm soát chất lượng kiểm toán dự toán NSNN thì hệ thống mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán cần phải được chuẩn hoá và phản ánh đầy đủ diễn biến của hoạt động kiểm toán dự toán NSNN; dễ ghi chép, đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán và thuận lợi cho quá trình tổng hợp kết quả kiểm toán, lập các báo cáo kiểm toán dự toán NSNN.
- Hoàn thiện các chính sách khác để bảo đảm tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán dự toán NSNN như nghiên cứu, xây dựng bổ sung Quy định trình tự lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán; Quy định về lấy ý kiến chuyên gia, trưng cầu giám định chuyên môn và về sử dụng tài liệu làm việc của KTV khác; Quy định về sử dụng cộng tác viên kiểm toán...
(3) Hoàn thiện tổ chức, bộ máy để tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán dự toán NSNN như tăng cường năng lực cho các Vụ tham mưu nhất là Vụ Chế độ và kiểm soát chất lượng kiểm toán; tăng cường năng lực và giao nhiệm vụ kiểm soát chất lượng kiểm toán dự toán NSNN cho Phòng tổng hợp của các KTNN chuyên ngành và khu vực.
(4) Thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán dự toán NSNN với nội dung chủ yếu là: kỹ năng và trình độ nghiệp vụ của KTV; sự phù hợp của việc phân công nhiệm vụ (giao việc) cho KTV; việc thực hiện các quy chế và giám sát đối với KTV; tính khả thi của mục tiêu kiểm toán và thực hiện mục tiêu kiểm toán; việc thực hiện quy trình kiểm toán; đạo đức nghề nghiệp của KTV theo nguyên tắc: chính trực, độc lập, khách quan và bí mật nghề nghiệp theo các chuẩn mực kiểm toán quy định, không vi phạm các điều cấm. Hình thức kiểm soát dựa trên sự kiểm soát của nội bộđoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng - Nội kiểm; và kiểm soát của các đơn vị chuyên trách - Ngoại kiểm, qua các cấp độ kiểm soát trong từng giai đoạn của quy trình kiểm toán. Các phương pháp kiểm soát thường được sử dụng là: giám sát, soát xét, thẩm định, đối chiếu, phỏng vấn… Trên thực tế, các phương pháp này được lựa chọn, kết hợp sử dụng tuỳ theo các nội dung, giai đoạn kiểm toán và chủ thể kiểm soát. Thực hiện kiểm soát các hoạt động sau:
- Kiểm soát chất lượng kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán dự toán NSNN về việc khảo sát, thu thập thông tin; đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin thu thập được để xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán và phương pháp kiểm toán thích hợp; nội dung kế hoạch kiểm toán; tiêu chí đánh giá dự toán NSNN được thiết lập trong kế hoạch kiểm toán.
- Kiểm soát chất lượng thực hiện kiểm toán kiểm toán dự toán NSNN tập trung kiểm soát: Việc lập kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán; việc thực hiện kế hoạch kiểm toán chi tiết và thực hiện kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán; việc áp dụng các phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán để thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán; đạo đức nghề nghiệp KTV; kiểm tra việc thực thi trách nhiệm kiểm soát của Tổ trưởng tổ kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán, Kiểm toán trưởng và các cấp độ khác trong giai đoạn thực hiện kiểm toán về: thẩm quyền kiểm soát; nội dung và phạm vi kiểm soát; thời gian và chất lượng kiểm soát;
phương pháp kiểm soát; các ý kiến chỉ đạo, điều hành, xử lý các tình huống trong quá trình kiểm toán…
- Kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán dự toán NSNN: Tập trung kiểm soát: thời hạn lập, quy trình lập, xét duyệt và gửi báo cáo kiểm toán theo đúng quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và quy định của KTNN; kết cấu báo cáo kiểm toán theo đúng mẫu quy định của KTNN; kiểm soát nội dung của báo cáo kiểm toán.
(5) Xây dựng quy trình kiểm soát hồ sơ kiểm toán dự toán NSNN (kiểm soát sau khi cuộc kiểm toán kết thúc) điều này là hết sức cần thiết vì hồ sơ kiểm toán phản ánh toàn bộ quá trình, diễn biến của cuộc kiểm toán. Kết quả của mỗi nội dung công việc trong mỗi giai đoạn của quy trình kiểm toán đều thể hiện tại tài liệu, giấy tờ làm việc của KTV, tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán được lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán. Kiểm soát hồ sơ (kiểm soát sau khi cuộc kiểm toán kết thúc) là một hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của KTNN về hồ sơ kiểm toán, tuân thủ các chuẩn mực, quy trình và nguyên tắc chuyên môn trong hoạt động kiểm toán được ghi chép, phản ánh trong hồ sơ kiểm toán; phát hiện các hạn chế, thiếu sót và xác định nguyên nhân đểđề xuất kịp thời các biện pháp khắc phục hạn chế, góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán, chuẩn mực, quy trình chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán.
Ngoài các giải pháp cơ bản nêu trên, để tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán, nhất là kiểm soát đạo đức nghề nghiệp và hành vi ứng xử của KTV, KTNN cần nghiên cứu thực hiện thêm các giải pháp sau:
- Thiết lập cơ chế, mối quan hệ phối hợp với các đơn vị được kiểm toán trong việc giám sát hoạt động KTV, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp, tác phong và ứng xử của KTV.
- Xây dựng kênh thông tin với đơn vịđược kiểm toán và nhân dân trong việc giám sát hoạt động kiểm toán.
- Có cơ chế tham khảo ý kiến chuyên gia về nội dung, văn phạm, kết cấu… của báo cáo kiểm toán dự toán NSNN thông qua hình thức như: hội thảo, phiếu đóng góp ý kiến. Đây là hình thức được nhiều cơ quan KTNN trên thế giới sử dụng để nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán.