Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nhân sự để kiểm toán dự toán ngân sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kiểm toán dự toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (Trang 154 - 159)

sách nhà nước

Một hoạt động muốn đạt được hiệu quả tốt phải có nhân sự đủ năng lực chuyên môn để tổ chức thực hiện và nhân lực đó phải được sắp xếp bố trí một cách hợp lý, được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, được chuyên môn hóa. Yêu cầu này cũng hết sức cần thiết, quan trọng đối với hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán dự toán NSNN nói riêng. Hoạt động kiểm toán đòi hỏi về nhân sự rất khắt khe cả về năng lực chuyên môn của từng KTV và cả về sắp xếp, bố trí nhân lực để thực hiện nhiệm vụ; yêu cầu của một KTV nhà nước là phải có năng lực và tư cách đạo đức cần thiết để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình; khi tuyển dụng cán bộ, KTNN phải lưu ý thoả đáng đến đòi hỏi có kiến thức, kỹ năng trên trung bình và kinh nghiệm nghiệp vụ phù hợp; KTNN phải

đặc biệt chú ý đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ, cả lý luận và thực tiễn, cho tất cả cán bộ, KTV thông qua các chương trình đào tạo nội bộ, tại trường đại học hay đào tạo quốc tế. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ phải vượt khỏi khuôn khổ truyền thống là bồi dưỡng kiến thức luật, kinh tế, kế toán, mà phải đưa vào bồi dưỡng cả về các kỹ thuật quản lý kinh doanh, các vấn đề về điều hành kinh tế vĩ mô, kỹ năng xử lý dữ liệu điện tử... Đối với kiểm toán dự toán NSNN phải áp dụng loại hình kiểm toán hoạt động nên đòi hỏi KTV còn phải có trình độ học vấn tốt và có kinh nghiệm trong công việc điều tra/đánh giá. Các đặc điểm cá nhân (khả năng phân tích, tính sáng tạo, khả năng lĩnh hội, kỹ năng về xã hội, đức tính chính trực, óc phán đoán, sức chịu đựng, kỹ năng viết và nói tốt v.v..) cũng rất quan trọng... Ngoài những yêu cầu trên KTV thực hiện kiểm toán dự toán NSNN còn phải am hiểu về kiểm toán NSNN và kiểm toán dự toán NSNN. Chính vì vậy KTNN cần phải quan tâm đến công tác tuyển dụng những cán bộ có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân sách và các lĩnh vực khác như lĩnh vực quản lý đầu tư, lĩnh vực kế toán, lĩnh vực quản lý thu ngân sách... đồng thời KTNN phải đẩy mạnh việc đào tạo và bồi dưỡng KTV một cách liên tục cả trong và ngoài nước, cả lý luận và thực tiễn kiểm toán; cử cán bộđi đào tạo ở nước ngoài (các lớp ngắn hạn để học hỏi kinh nghiệm, tổng kết áp dụng ngay; các lớp dài hạn để có đội ngũ KTV được đào tạo cơ bản về kiểm toán dự toán NSNN nhằm phát triển kiểm toán dự toán NSNN một cách bền vững); tổ chức hội thảo để trao đổi học tập kinh nghiệm kiểm toán dự toán NSNN (cả hội thảo trong nước và hội thảo quốc tế có sự tham gia của các KTNN của các nước khác, chuyên gia nước ngoài).

Bên cạnh việc đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực cho kiểm toán dự toán NSNN, KTNN cũng cần sắp xếp lại bộ máy và giao nhiệm vụ kiểm toán dự toán NSNN cho các đơn vị trực thuộc. Việc phân công nhiệm vụ cho các đơn vị có thể theo hướng trong Bảng 3.1:

Bng 3.1: Phân công nhim vđể t chc thc hin nhim v kim toán d toán NSNN

Đơn vị Nhiệm vụ

Vụ tổng hợp

Chủ trì kiểm toán dự toán NSNN, tham mưu giúp Tổng KTNN trong việc xây dựng kế hoạch kiểm toán dự toán NSNN, tổng hợp kết quả kiểm toán dự toán NSNN thành báo cáo kiểm toán dự toán NSNN trình Quốc hội, thẩm định kế hoạch kiểm toán và báo cáo kiểm toán dự toán NSNN của các đơn vị trực thuộc. Vụ Chếđộ và kiểm soát

chất lượng kiểm toán

Thẩm định các kế hoạch và báo cáo kiểm toán dự toán NSNN; tham mưu giúp Tổng KTNN kiểm soát chất lượng kiểm toán dự

toán NSNN

Vụ Pháp chế Tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước kiểm soát chất lượng

kiểm toán dự toán NSNN KTNN chuyên ngành

và khu vực

Kiểm toán dự toán NSNN đối với các bộ, ngành, các địa phương được giao phụ trách; kiểm toán để có ý kiến về các dự

án, công trình quan trọng quốc gia trước khi trình Quốc hội quyết định đầu tư

Để thực hiện được nhiệm vụ theo bảng phân công trên các Vụ tham mưu nên cơ cấu tổ chức lại các phòng trực thuộc, lựa chọn một phòng để giao nhiệm vụ tham gia kiểm toán hoặc tham mưu trong công tác kiểm toán dự toán NSNN (có thể chỉ có 01 nhiệm vụ là tham gia và tham mưu trong công tác kiểm toán dự toán NSNN hoặc có thể có nhiều nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ tham gia và tham mưu trong công tác kiểm toán dự toán NSNN). Các KTNN chuyên ngành và khu vực cũng nên cơ cấu lại và giao nhiệm vụ chủ trì kiểm toán dự toán NSNN cho phòng Tổng hợp và giao nhiệm vụ phối hợp cho các phòng nghiệp vụ. Phòng Tổng hợp, có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Kiểm toán trưởng thẩm định, xét duyệt kế hoạch kiểm toán, quản lý hoạt động kiểm toán, lập phát hành báo cáo kiểm toán dự toán NSNN; nhân sự của phòng phải đủ về số lượng và chất lượng đểđảm đương nhiệm vụ; Kiểm toán trưởng trực tiếp phụ trách hoạt động của phòng Tổng hợp để đảm bảo chỉđạo, điều hành hoạt động kiểm toán dự toán NSNN thường xuyên, phù hợp với yêu cầu quản lý. Các phòng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ phối hợp với Phòng Tổng hợp để kiểm toán dự toán NSNN khi được phân công.

Để thành công trong hoạt động kiểm toán, ngoài việc tổ chức bộ máy hợp lý, tuyển dụng và đào tạo chuyên môn cho KTV thì một việc rất quan trọng là bố trí, sắp xếp, quản lý, chỉđạo KTV thực hiện kiểm toán thông qua việc thành lập đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán. Tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của cuộc kiểm toán dự toán NSNN cũng như năng lực của KTV và môi trường pháp lý từng thời kỳ mà thành lập các đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán cho phù hợp, cụ thể:

(1) Giai đoạn trước mắt do các môi trường pháp lý chưa đầy đủ, năng lực của KTV còn hạn chế, KTNN chủ yếu thực hiện kiểm toán dự toán NSNN trình Quốc hội quyết định chưa tham gia sâu với các địa phương và các bộ, ngành khi xây dựng dự toán NSNN thì chỉ nên thành lập 01 đoàn kiểm toán dự toán NSNN do Vụ Tổng hợp chủ trì, thành viên của đoàn là KTV có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn của Vụ Tổng hợp và của các đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội hoặc các KTNN khu vực lân cận. Đoàn kiểm toán thành lập một số tổ kiểm toán tham gia thảo luận dự toán với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, các địa phương và có thể kiểm toán việc tính toán, tổng hợp dự toán NSNN của các cơ quan tổng hợp của Chính phủ (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...) cùng với việc đánh giá dự toán NSNN thông qua các kênh thông tin khác như kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN các năm trước, các thông tin thu thập được từ các cơ quan thống kê, các cơ quan quản lý lĩnh vực (các bộ ngành, các ủy bản của Quốc hội...) để lập báo cáo kiểm toán dự toán NSNN trình Quốc hội.

(2) Khi môi trường pháp lý đã đầy đủ, KTV có đủ năng lực chuyên môn, KTNN thực hiện kiểm toán toàn diện dự toán NSNN bao gồm cả việc kiểm toán dự toán của các bộ, ngành, các địa phương khi đó có thể tổ chức đoàn kiểm toán theo 2 cách:

+ Cách thứ nhất: Thành lập một đoàn kiểm toán dự toán NSNN do Vụ Tổng hợp chủ trì; mỗi đơn vị trực thuộc thành lập 01 tổ kiểm toán (Vụ Tổng hợp có ít nhất 01 tổ kiểm toán). Các tổ kiểm toán của các đơn vị trực thuộc chịu sự quản lý và chỉ đạo chuyên môn của đoàn kiểm toán do Lãnh đạo Vụ Tổng hợp làm Lãnh đạo đoàn thực hiện kiểm toán dự toán NSNN của các bộ, ngành, các địa phương do đơn vị được giao phụ trách. Các tổ kiểm toán của Vụ Tổng hợp chịu trách nhiệm kiểm toán dự toán NSNN và kiểm toán việc tổng hợp dự toán NSNN của các cơ quan

tổng hợp của Chính phủ và chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả kiểm toán của các tổ kiểm toán thành báo cáo kiểm toán dự toán NSNN.

Ưu điểm của cách tổ chức này là chỉ đạo tập trung, thống nhất hoạt động kiểm toán theo qui chế tổ chức và hoạt động đoàn kiểm toán của KTNN; các KTV, các tổ kiểm toán được chỉ đạo thống nhất từ 1 trưởng đoàn kiểm toán nên sẽ cùng hướng đi và dễ trao đổi phổ biến kinh nghiệm kiểm toán đểđạt mục tiêu chung về đánh giá dự toán NSNN. Tuy nhiên cách tổ chức này sẽ khó khăn trong việc kết hợp giữa quản lý chuyên môn (theo đoàn kiểm toán) và quản lý con người (theo các đơn vị trực thuộc KTNN) nếu không có các qui định chặt chẽ sẽ rất khó quản lý KTV vì trưởng đoàn kiểm toán không phải thủ trưởng trực tiếp của KTV.

+ Cách thứ hai: Mỗi đơn vị trực thuộc thành lập một đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán dự toán ngân sách của các bộ, ngành, các địa phương được giao phụ trách. Đoàn kiểm toán của Vụ Tổng hợp chịu trách nhiệm kiểm toán dự toán NSNN và kiểm toán việc tổng hợp dự toán NSNN của các cơ quan tổng hợp của Chính phủ và chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả kiểm toán của các đoàn kiểm toán của các đơn vị trực thuộc thành báo cáo kiểm toán dự toán NSNN. Tùy từng điều kiện cụ thể, các đoàn kiểm toán có thể là đoàn kiểm toán thành lập theo mô hình trực tuyến (không có tổ kiểm toán) hoặc theo mô hình phân tuyến (có một số tổ kiểm toán). Vụ Tổng hợp có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn để các đoàn kiểm toán thực hiện được đầy đủ mục tiêu, nội dung kiểm toán phục vụ cho việc đánh giá, nhận xét và có ý kiến về dự toán NSNN trình Quốc hội. Trường hợp cần thiết KTNN thành lập Ban chỉ đạo kiểm toán dự toán NSNN do Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước làm trưởng ban để chỉ đạo tập trung, thống nhất.

Ưu điểm của cách tổ chức này là gắn kết được việc quản lý chuyên môn (theo đoàn kiểm toán) và quản lý con người (theo đơn vị trực thuộc KTNN), gắn chặt trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị với hoạt động kiểm toán và chất lượng kiểm toán dự toán NSNN. Tuy nhiên với cách tổ chức này nếu không có hướng dẫn cụ thể, xuyên suốt trong toàn ngành sẽ khó bảo đảm chất lượng đồng đều giữa các đoàn kiểm toán hướng tới mục tiêu đánh giá và có ý kiến tư vấn cho Quốc hội về dự toán NSNN. Đồng thời tổ chức các đoàn kiểm toán theo cách này cần kiểm tra,

kiểm soát hoặc duy trì chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên liên tục để có thể chỉnh sửa, định hướng kịp thời các đoàn kiểm toán hướng tới mục tiêu chung theo yêu cầu đánh giá dự toán NSNN của từng năm, từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kiểm toán dự toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (Trang 154 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)