Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kiểm toán dự toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (Trang 179 - 182)

Để phát huy vai trò của KTNN, trong những năm gần đây Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến việc tăng cường năng lực cho KTNN, nâng cao hiệu lực pháp lý cho hoạt động của KTNN, để KTNN thực sự trở thành một công cụ kiểm tra, kiểm soát mạnh trong hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước, giúp các cơ quan Đảng, Nhà nước thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động tài chính, tiền tệ, kịp thời ngăn chặn các hành vi gian lận, thiếu minh bạch, vi phạm pháp luật... và cả những tác động xấu từ môi trường khu vực và quốc tế, bảo đảm an ninh

tài chính quốc gia. Cùng với việc hoàn chỉnh pháp luật quản lý tài chính ngân sách, Luật KTNN và hiến pháp sửa đổi đã hiến định địa vị pháp lý của KTNN và Tổng KTNN nhờ đó khắc phục được hạn chế của các văn bản quy phạm pháp luật trước đây quy định về tổ chức, hoạt động của KTNN, nâng cao địa vị pháp lý cho KTNN. Tuy nhiên đểđảm bảo tính độc lập cho KTNN, tạo điều kiện cho KTNN kiểm toán dự toán NSNN một cách hiệu quả cần phải bổ sung sửa đổi một số văn bản, cụ thể:

Thứ nhất, đối với Luật ngân sách nhà nước

Nên bổ sung vào Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật một số nội dung:

- Bổ sung các quy định về nhiệm vụ quyền hạn của KTNN về kiểm toán NSNN ở cả 3 khâu của chu trình ngân sách (lập dự toán, thực hiện dự toán, kế toán quyết toán NSNN) làm cơ sở cho việc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của KTNN về kiểm toán toàn bộ các khâu trong chu trình ngân sách. Bởi vì theo qui định của Luật NSNN hiện hành thì KTNN chủ yếu kiểm toán bước thứ ba của chu trình ngân sách (kế toán, quyết toán NSNN).

- Quy định thêm trách nhiệm, nhiệm vụ gửi dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho KTNN vào các điều luật có liên quan của Luật NSNN.

- Hiện tại theo qui định của Luật NSNN, thì thời gian thẩm tra dự toán NSNN tương đối ngắn. Để việc kiểm toán dự toán NSNN có hiệu quả thì cần phải sửa đổi các qui định trong Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn luật để có thể kiểm toán một cách chất lượng có hiệu quả dự toán NSNN.

Thứ hai, đối với Luật Kiểm toán Nhà nước

Địa vị pháp lý của cơ quan KTNN trong hệ thống các cơ quan kiểm tra, kiểm soát tài chính công của Nhà nước hiện nay đã được quy định trong Luật kiểm toán, KTNN là cơ quan chuyên môn về kiểm tra tài chính do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập chỉ tuân thủ theo pháp luật, giúp Quốc hội thực hiện có hiệu quả chức năng quyết định và giám sát NSNN. Đây là một quyết sách đúng đắn có căn cứ khoa học và thực tiễn, phù hợp với xu hướng phát triển và thông lệ quốc tế. Hầu hết các nước trên thế giới đều qui định việc kiểm tra giám sát từ bên ngoài hệ thống NSNN do cơ quan KTNN tiến hành. Mục đích của hệ

thống giám sát này là đảm bảo tính độc lập, khách quan trong việc kiểm tra và xử lý những vấn đề mà hệ thống kiểm soát nội bộ chưa giải quyết được. Muốn cho hoạt động của KTNN có hiệu quả thì một trong những vấn đề quan trọng là phải tăng cường năng lực và địa vị pháp lý cho cơ quan KTNN. Từ khi thực hiện Luật KTNN, nhiệm vụ của KTNN không chỉ dừng lại ở việc kiểm toán Báo cáo Quyết toán NSNN, quyết toán của các cấp ngân sách, các cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách mà KTNN còn phải thực hiện nhiệm vụ thẩm tra dự toán ngân sách và trình ý kiến của KTNN để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán NSNN, quyết định phân bổ NSTW. Tuy nhiên tại điểm 5 Điều 15 của Luật KTNN qui định KTNN “tham gia với Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW, phương án điều chỉnh dự toán NSNN...” Với qui định này có ý kiến cho rằng việc xem xét, kiểm tra dự toán NSNN của KTNN chỉ dừng lại ở mức độ phối hợp cùng với các cơ quan chức năng khi được Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội mời tham dự và như vậy tính độc lập, việc chủ động của KTNN hầu như không có và KTNN sẽ không thể có ý kiến của riêng mình về dự toán NSNN trình Quốc hội. Vì thế để có thể trình Quốc hội ý kiến của mình về dự toán NSNN thì phải bổ sung vào Luật hoặc cụ thể hóa bằng các văn bản dưới luật những qui định về vai trò và trách nhiệm cụ thể của KTNN trong việc kiểm toán dự toán NSNN.

Ngoài việc sửa đổi bổ sung Luật NSNN, Luật KTNN một sốđiều kiện cần thiết khác Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm thực hiện để tổ chức kiểm toán dự toán NSNN một cách hiệu quả:

- Nhà nước cần có qui định rõ ràng, cụ thểđể các bộ, ngành, các địa phương phải phối hợp với KTNN trong quá trình kiểm toán dự toán NSNN và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin liên quan đến dự toán NSNN theo yêu cầu của KTNN.

- Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống định mức chếđộ chi tiêu: Hệ thống định mức chi tiêu ngân sách là căn cứđểđơn vị cơ sở xây dựng ngân sách. Để dự toán được xây dựng đúng đắn, chính xác, phù hợp với khả năng chi tiêu thì cần phải có hệ thống định mức chi tiêu hoàn chỉnh. Hệ thống định mức cũng là căn cứ để KTNN thực hiện kiểm toán đánh giá việc lập dự toán ngân sách của các bộ, cơ quan

trung ương và địa phương. Do vậy, để chất lượng dự toán NSNN và hiệu quả công tác kiểm toán dự toán NSNN được nâng cao thì hoàn thiện hệ thống định mức chi tiêu ngân sách là yếu tố quan trọng, cần thiết.

- Nhà nước bảo đảm đủ kinh phí và các trang, thiết bị cần thiết cho tổ chức và hoạt động của KTNN; có chếđộđãi ngộ thích đáng đối với KTV nhà nước trong khi thực hiện nhiệm vụ.

- Các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vịđược kiểm toán tăng cường tham gia ý kiến, phản biện để các kết quả, kết luận và kiến nghị về dự toán NSNN bảo đảm chất lượng, có tính khả thi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kiểm toán dự toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (Trang 179 - 182)