Nguyên tắc thiết kế bài học môn toán lớp 4theo hướng phát triển năng lực người học.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài học môn toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 40 - 44)

2.1. Nguyên tắc thiết kế bài học môn toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực người học. triển năng lực người học.

Thiết kế bài học môn toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực người học, cầm đảm bảo những nguyên tắc sau:

 Đảm bảo tính khoa học:

Tính khoa học là một chỉ tiêu chính về chất lượng phương tiện dạy học. Chỉ tiêu này đặc trưng cho sự liên hệ giữa mục tiêu đào tạo và giáo dục, nội dung phương pháp dạy học với cấu tạo và nội dung của phương tiện. Tính khoa học sư phạm thể hiện ở chỗ:

- Thiết kế bài học phải đảm bảo giúp cho học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, theo yêu cầu đã đặt ra, giúp giáo viên truyền đạt một cách thuận lợi nhất các kiến thức phức tạp theo hướng phát triển năng lực học sinh. Hạn chế tối đa lối dạy truyền thống, truyền tải một chiều,….. - Nội dung bài giảng bám sát chương trình sách giáo khoa, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.

- Đảm bảo kết hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học cũng như các phương tiện dạy học phù hợp để phát huy tối đa tính tích cực học tập của học sinh trong giờ học.

- Các hoạt động phải có sự liên kết với nhau, bổ trợ lẫn nhau để thúc đẩy khả năng nhận thức của học sinh.

- Vì mục tiêu bài học là phát triển năng lực học sinh nên các phương pháp dạy học truyền thống không có tác dụng thiết thực, cần vận dụng những phương pháp mà học sinh tiểu học thể hiện rõ vai trò chủ thể tích cực.

Nội dung được cụ thể hóa qua các hoạt động của học sinh (khởi động, hình thành tri thức, thực hành, ứng dụng, mở rộng).

- Đối với hoạt động khởi động: Để huy động, hâm nóng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm,… của học sinh, những phương pháp có thể được vận dụng ở hoạt động này là thảo luận nhóm, vấn đáp,...

- Đối với hoạt động hình thành tri thức: Tùy từng tính chất, nội dung bài học và các điều kiện thực hiện, những phương pháp có thể được vận dụng là khác nhau, như: giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi, bàn tay nặn bột,…

- Đối với hoạt động thực hành: Để giúp học sinh hình thành kĩ năng, có thể vận dụng các phương pháp: giải quyết vấn đề, trò chơi, thảo luận nhóm,…

- Đối với hoạt động ứng dụng: Để giúp học sinh ứng dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống, có thể vận dụng các phương pháp như: giải quyết vấn đề, điều tra, rèn luyện, dự án,..

- Đối với hoạt động mở rộng: Nhằm giúp học sinh mở rộng kiến thức của mình qua các kênh thông tin khác nhau, nên vận dụng các phương pháp: điều tra, nghiên cứu các nhân, báo cáo,…

• Đảm bảo tính phù hợp:

Ở mỗi lớp, học sinh có những kinh nghiệm, khả năng tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập liên quan đến phương pháp dạy học đã từng được vận dụng, ví như trò chơi – có lớp học sinh đã quen với việc tham gia, thực hiện, có thể có lớp chưa từng biết tới. Khi đó, việc vận dụng phuương pháp trò chơi đối với những lớp đã có kinh nghiệm rõ ràng thuận lợi hơn. Hơn nữa những lớp có nhiều kinh nghiệm liên quan, tác động của giáo viên đến học sinh “mờ nhạt” hơn so với những lớp thiếu kinh nghiệm đó. Khi đó, đối với những lớp thiếu kinh nghiệm, giáo viên cần hướng dẫn các em một cách tỉ mỉ, chi tiết, cụ thể hơn….

• Đảm bảo về mặt cơ sở vật chất:

Việc vận dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh thường phải có những phương tiện, cơ sở vật chất nhất định mà không thể học “chay”. Những phương tiện dạy học này chủ yếu dành cho học sinh (tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ, mẫu vật, đồ dung thí nghiệm, máy tính, máy chiếu…) nhằm giúp các em sử dụng chúng, vận dụng các thao tác tư duy (như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa…) để phát hiện tìm ra tri thức mới, hình thành kĩ năng, bày tỏ thái độ và từ đó, phát triển các năng lực. Khi đó, giáo viên cần dự kiến và chuẩn bị nguồn phương tiện cần thiết cho việc vận dụng phương pháp.

• Đảm bảo về mặt thời gian:

Theo quy định hiện hành, mỗi tiết học được thực hiện trong khoảng 35 phút và được giáo viên phân phối hợp lý cho từng hoạt động của tiết. Thực tế cho thấy, các phương pháp phát dạy học triển năng lực người học mất nhiều thời gian hơn phương pháp dạy học truyền thống. Do đó, tùy thuộc vào quỹ thời gian dành cho hoạt động, giáo viên vận dụng và “gia công” phương pháp tương ứng cho phù hợp và hiệu quả.

• Đảm bảo về mặt thực tiễn:

Những yếu tố liên quan đến điều kiện thực tiễn cuộc sống địa phương (các sự vật, sự việc, hiện tượng) cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động khác nhau và nhất là hoạt động ứng dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống học sinh. Khi đó, giáo viên cần cân nhắc: học sinh cần tham gia, thực hiện hoạt động gì, để tổ chức hoạt động này, cần những điều kiện thực hiện gì, chứng có tồn tại ở địa phương, có thuận lợi đối với hoạt động của hoạc sinh hay không, cần vận dụng phương pháp tương ứng gì.

Trên cơ sở vận dụng lí thuyết cân bằng của Piaget và vùng phát triển gần của Vygotsky, việc dạy học Toán ở tiểu học nói chung, môn Toán 4

nói riêng theo hướng phát triển năng lực học sinh cần dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

- Học sinh phải được học thông qua việc quan sát các sự vật, hiện tượng của thế giói thực tại xảy ra hàng ngày, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận đối với các em; các em sẽ thực hành để từ đó thu nhận kiến thức mới.

- Học sinh phải được trải qua quá trình tìm hiểu, suy nghĩ và lập luận; đưa ra tranh luận của mình, từ đó các em tự điều chỉnh nhận thức và lĩnh hội tri thức mới.

- Những hoạt động do giáo viên đề xuất cho học sinh được đề xuất theo một tiến trình dạy học nhằm nâng cao dần mức độ tiếp thu tự lực và sáng tạo của các em. Các hoạt động này phải làm cho các nội dung học tập được nâng cao lên và dành phần lớn hoạt động ở trường cho sự tự chủ của học sinh.

- Qua các hoạt động, học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm toán học và kĩ năng thực hành, kèm theo đó là sự củng cố và phát triển ngôn ngữ viết và nói. Khuyến khích các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của riếng mình (không bắt buộc).

Một phần của tài liệu Thiết kế bài học môn toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)