Thiết kế mục tiêu
Ví dụ bài “Diện tích hình thoi”, Toán 4. Mục tiêu của bài: Sau tiết học, mỗi học sinh:
- Sử dụng đồ dùng học tập để cắt ghép được hình thoi thành hình chữ nhật.
- Nói đúng được mối quan hệ giữa các yếu tố cạnh đáy, chiều dài, chiều rộng, đường chéo của hình thoi và hình chữ nhật vừa ghép được.
- Nói đúng được cách tính và công thức tính diện tích hình thoi. - Viết đúng được cách tính và công thức tính diện tích hình thoi.
- Đưa ra được một số ví dụ về các sự vật, hiện tượng trong đời sống có liên quan đến diện tích hình thoi (ví dụ: diện tích logo của chiếc cặp sách, cắt may túi sách cí hình thoi,…).
Năm nội dung cụ thể của mục tiêu nói trên đều là các chỉ số hành vi của các năng lực thành tố thuộc năng lực toán học có cơ hội từng bước hình thành và phát triển qua bài “Diện tích hình thoi”.
Thiết kế chuỗi hoạt động theo bốn giai đoạn
Các giai đoạn
Hoạt động dự kiến của giáo viên
Hoạt động dự kiến của học sinh
Giai đoạn 1: Hoạt động tìm tòi – phát hiện
Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia cuộc thi “cắt ghép hình thoi thành hình chữ nhật”
-Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu cuộc thi: Mỗi học sinh tựa cắt, ghép hình thoi thành hình chữ nhật theo các tiêu chí sau: 1. Cắt, ghép đúng. 2. Cắt, ghép nhanh. 3. Cắt, ghép bằng nhiều cách. - Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh thực hiện:
+ Giáo viên phát cho mỗi học sinh một số hình thoi có kích thức giống nhau hoặc khác nhau và yêu cầu các em tự cắt ghép thành hình chữ nhật.
+ Nếu học sinh gặp khó khăn, giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý để học sinh tìm được cách cắt ghép đúng.
-Hoạt động 3: Giáo viên yêu cầu học sinh tự đánh giá chéo.
- Hoạt động 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, kết luận kết quả cuộc thi.
- Học sinh quan sát các hình thoi, liên tưởng tới các đặc điểm của hình chữ nhật để định hướng cách cắt, ghép. - Học sinh tiến hành cắt, ghép theo dự kiến. - Cá nhân học sinh kiểm tra kết quả cắt, ghép (dựa vào các đặc điểm của hình thoi và hình chữ nhật).
+ Điều chỉnh cách cắt, ghép nếu kết quả chưa đạt yêu cầu.
+ Tìm kiếm cách cắt ghép khác.
-Học sinh kiểm tra chéo kết quả cắt, ghép của nhau và báo cáo cho giáo viên.
Giai đoạn 2: Các hoạt động xử lí, -Hoạt động 1: Em có nhận xét gì về diện tích hình thoi và diện tích hình chữ - Học sinh có thể nhận ra diện tích hình chữ nhật bằng diện tích
biến đổi và phát triển sự kiện, vấn đề nhật vừa tạo thành? - Hoạt động 2: Vì sao em biết diện tích hình chữ nhật bằng hai lần diện tích hình thoi? - Hoạt động 3: + Em có nhận xét gì về chiều dài của hình chữ nhật với đường chéo của hình thoi?
+ Em có nhận xét gì về chiều rộng hình chữ nhật và đường chéo còn lại của hình thoi?
-Hoạt động 4:
+ Từ kết quả so sánh chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật với hai đường chéo của hình thoi, em có
hình thoi.
- Học sinh giải thích theo theo quan sát trực quan: Do hình chữ nhật được tạo thành từ 1 hình tam giác to (một nửa hình thoi) và hai tam giác nhỏ (mỗi tam giác nhỏ bằng hình thoi).
- Học sinh nhận ra được chiều dài hình chữ nhật bằng độ dài đường chéo thứ nhất của hình thoi.
- Chiều rộng hình chữ nhật bằng độ dài đường chéo thứ hai của hình thoi.
-Chiều rộng hình chữ nhật bằng độ dài đường chéo thứ hai của hình thoi.
nhận xét gì về diện tích hình chữ nhật được tạo thành?
+ Cho độ dài đường chéo thứ nhất là m, độ dài đường chéo thứ hai là n (m,n cùng đơn vị đo). Công thức tính diện tích hình chữ nhật vừa tạo thành là được viết như thế nào?
-Hoạt động 5: Từ các kết quả trên (giáo viên có thể chỉ vào kết quả có liên quan trực tiếp do học sinh phát hiện được), hãy nêu cách tính diện tích hình thoi theo độ dài hai đường chéo.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự nhận xét cách nói về tính diện tích hình thoi của các bạn trong lớp và kết luận.
- Giáo viên: Công thức tính diện tích hình thoi theo độ dài hai đường chéo được viết như thế nào?
-Học sinh nếu
được: Diện tích hình chữ nhật được tạo thành bằng tích độ dài đường chéo thứ nhất và
độ dài đường chéo thứ hai (cùng đơn vị đo) của hình thoi.
- Học sinh viết đúng công thức tính diện tích hình chữ nhật được tạo thành: S = m x -Học sinh nói đúng được cách tính diện tích hình thoi đã cho theo độ dài đường chéo tương ứng.
- Hoạt động 6: Nhận xét và kết luận về cách tính và công thức tính diện tích hình thoi.
-Học sinh có thể viết được công thức tính diện tích hình thoi theo độ dài đường chéo tương ứng (cùng đơn vị đo) (có thể trình bày nhiều cahs viết khác nhau: + S = (m x n) : 2 + S = + S = m x … Giai đoạn 3: Các hoạt động ứng dụng – củng cố
-Tùy theo đối tượng học sinh giáo viên có thể đưa ra yêu cầu với các mức đôh (Học sinh hoạt động cá nhân):
1. Cho số đo độ dài hai đường chéo của hình thoi (cùng đơn vị đo) yêu cầu học sinh tính diện tích hình thoi.
2. Sử dụng hình thoi đã cho, đo độ dài hai đường chéo và tính diện tích hình
- Học sinh thực hành giải các bài tập.
thoi đó.
3. Cho các số đo không cùng đơn vị đo của độ dài hai đường chéo, tính diện tích hình thoi.
4. Cho bài tập về tính diện tích hình thoi, trong đó có một số lỗi về cách tính hoặc công thức tính… yêu cầu học sinh phát hiện lỗi sai và sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, đánh giá và kết luận sau mỗi bài tập.
-Sau mỗi bài tập, trao đổi kết quả và kiểm tra chéo với các bạn trong lớp. Giai đoạn 4: Các hoạt động đánh giá và điều chỉnh
-Tùy theo điều kiện và bối cảnh dạy học, giáo viên có thể lựa chọn một số hoạt động phù hợp, ví dụ:
1. Yêu cầu học sinh lấy ra một số vật dụng có dạng
hình thoi (logo, mảnh
giấy,…) và yêu cầu học sinh tính diện tích, sau đó đánh giá, nhận xét động viên học sính.
2. Giáo viên đưa ra một số đồ vật có dạng hình thoi
- Học sinh thực hiện theo nhóm các yêu cầu của giáo viên.
(khung tranh, đồng hồ,…) và yêu cầu học sinh tính diện tích.
3. Giáo viên đưa ra mảnh giấy hình chữ nhật và yêu cầu học sinh cắt thành hình thoi (có kích thức cho trước).
4. Giáo viên có thể đưa ra bài tập (làm ở nhà hoặc dự án học tập cho nhóm học sinh): cho một mảnh vải hình chữ nhật màu đỏ, có kích thức cho trước. Có thể cắt may được nhiều nhất bao nhiêu chiếc logo (kích thước cho trước).
- Giáo viên nhận xét, đánh giá các sản phẩm làm được của các nhóm học sinh.
- Giáo viên tổ chức cuộc thi: “Đặt tên cho tiết học” theo tiêu chí:
+ Phù hợp với nội dung bài học. + Đảm bảo tính khoa -Các nhóm thảo luận tự đánh giá và đánh giá chéo các sản phẩm.
-Học sinh thảo luận nhóm và thống nhất tên gọi của tiết học.
- Đại diện nhóm sinh trình bày lí do chọn tên tiết học.
Thiết kế phương tiện dạy học
Đối với bài học này, giáo viên và học sinh cần chuẩn bị các đồ dùng và vật dụng sau:
- Đối với giáo viên: Giấy bìa hình chữ nhật, kéo, keo dán - Giấy màu, giấy A4, kéo, keo dán, thước kẻ, êke, nam châm.
- Khăn, logo có hình thoi, vải màu và một số vật dụng khác hình thoi.
Thiết kế phần tổng kết và hướng dẫn học tập
1. Tổng kết
Muốn tính diện tích hình thoi ta lấy tích độ dài hai đường chéo chia cho 2:
S = (đơn vị diện tích)
(m, n lần lượt là độ dài các đường chéo hình thoi).
2. Hướng dẫn học tập
Yêu cầu học sinh tìm các bài tập tính diện tích hình thoi, tìm những vật có hình thoi, tự đo và tính diện tích.
Thiết kế bài học trên đây được thiết kế theo tiếp cận năng lực trong dạy học toán cấp tiểu học, cụ thể là toán 4. Chúng ta mong đợi có những thiết kế bài học hoàn thiện hơn và thực thi được trong thực tiễn dạy học toán của giáo viên tiểu học. Chúng tôi đã chỉnh sửa một số hoạt động gần như là việc làm quen thuộc của giáo viên tiểu học: Sau khi học xong phần lí thuyết sẽ tiếp đến cho học sinh làm những bài tập trong sách giáo khoa.
học của toán học.
+ Tên của tiết học cần ngắn gọn, rõ ràng.
-Giáo viên nhận xét đánh giá và kết luận
Thay vào đó, tác giả đề xuất một số bài tập “thoát li” khỏi sách giáo khoa bằng các hoạt động thực hành vừa dễ thực hiện, vừa gần gũi với thực tiễn đời sống của học sinh nhưng đảm bảo được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán. Tất nhiên, những bài tập phù hợp trong sách giáo khoa vẫn cần được giáo viên lựa chọn và sử dụng. Nhưng rõ ràng, qua chuỗi hoạt động cụ thể của học sinh đã giúp học sinh hứng thú trong học tập và từng bước góp phần hình thành năng lực học toán cho học sinh. Trong tiết học như đã thiết kế, giáo viên có thể duy trì sự hứng thú của học sinh trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động học tập của mỗi giai đoạn.
2.4. Những điểm cần lưu ý khi thực hiện quy trình thiết kế bài học môn toán lớp 4theo hướng phát triển năng lực