Hoạt động tìm tòi – phát hiện

Một phần của tài liệu Thiết kế bài học môn toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 60 - 64)

III. Các hoạt động dạy học

1. Hoạt động tìm tòi – phát hiện

- Giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh: Đưa các ví dụ trong thực tiễn nhằm xuất hiện phép cộng hai phân số.

- Tiêu chí:

+ Lựa chọn được tình huống phù hợp với thực tiễn. + Đề xuất được nhiều và nhanh các tình huống phù hợp.

- Cách thực hiện:

+ Giáo viên chia lớp thành các nhóm từ 6 đến 8 học sinh. + Học sinh thảo luận và trình bày kết quả của nhóm.

+ Các nhóm học sinh nhận xét chéo kết quả của các nhóm khác. + Giáo viên đánh giá và trao thưởng.

- Tình huống có thể xảy ra:

+ Tình huống 1: Học sinh chỉ đưa ra các ví dụ về phép cộng hai phân số cùng mẫu.

+ Tình huống 2: Học sinh đưa ra cả hai loại ví dụ phép cộng hai phân số cùng mẫu và phép cộng hai phân số khác mẫu.

Nếu xảy ra tình huống 1

 Hoạt động 1: Khám phá cách cộng hai phân số cùng mẫu

- Giáo viên tổ chức cho mỗi học sinh tô màu bang giấy của mình (đã chia sẵn thành 8 phần bằng nhau).

Ví dụ:

Sau lần 1:

Sau lần 2:

- Giáo viên yêu cầu học sinh tô màu bang giấy hai lần: + Lần 1: Tô 2 phần bằng nhau.

+ Lần 2: Tô tiếp 3 phần bằng nhau trong các phần còn lại.

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết phân số biểu thị số phần đã tô màu của lần 1 và lần 2.

- Học sinh quan sát số phần đã tô màu trong lần 1 và lần 2 và viết các phân số thương ứng ( và ).

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết phép tính thể hiện số phần đã tô màu sau hai lần.

- Học sinh quan sát và liên hệ số phần sau hai lần tô màu với các phân

Các học sinh đánh giá chéo kết quả của bạn bên cạnh. - Giáo viên mời 2 – 3 học sinh lên bảng trình bày. - Học sinh trình bày trên bảng.

- Giáo viên phân tích, nhận xét đánh giá kết quả làm bài của các học sinh trên.

- Giáo viên yêu cầu một số học sinh nói cách thực hiện phép cộng hai phân số cùng mẫu từ hoạt động tô màu băng giấy nói trên.

- Học sinh: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu ta lấy tử số của phân số biểu thị số phần tô màu ở lần 1 cộng với tử số của phân số biểu thị số phần tô màu ở lần 2, còn mẫu số giữ nguyên.

- Giáo viên kết luận cách thực hiện phép cộng hai phân số cùng mẫu số:

Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng hai tử số với nhau giữ nguyên mẫu số.

 Hoạt động 2: Khám phá cách cộng hai phân số khác mẫu

- Giáo viên tổ chức cuộc thi (thời gian do giáo viên lựa chọn): Viết

các phân số khác nhau có cùng giá trị với hai phân số .

- Tiêu chí:

+ Viết đúng hai phân số có cùng giá trị nhưng có tử số và mẫu số khác nhau.

+ Viết nhanh và được nhiều các phân số khác nhau có cùng giá trị. - Cách thức chơi:

+ Học sinh tham gia theo nhóm từ 6 đến 8 bạn.

+ Các nhóm học sinh trình bày kết quả, các nhóm còn lại nhận xét theo tiêu chí.

+ Giáo viên phân tích, nhận xét và đánh giá, trao giải thưởng cho các nhóm.

+ Giáo viên chọn trong các ví dụ về phép cộng hai phân số khác mẫu của các nhóm học sinh và yêu cầu học sinh viết phép cộng đó bằng nhiều cặp phân số khác nhau (có cùng giá trị).

+ Nếu trong các phép cộng , chọn được phép cộng hai phân số cùng mẫu , thì yêu cầu học sinh thực hiện như phép cộng hai phân số ở hoạt động 1.

+ Nếu trong các phép cộng của các nhóm học sinh không vó phép cộng có cùng mẫu thì giáo viên yêu cầu học sinh viết các phân số có mẫu số bằng 12 và bằng phân số hoặc .

Từ đây học sinh dễ dàng đưa ra được các phân số là hoặc . Như

vậy phép cộng chuyển thành phép cộng . Đây là phép cộng

trong hoạt động 1.

+ Giáo viên yêu cầu một số học sinh nói quy tắc cộng hai phân số khác mẫu.

+ Học sinh khác nhận xét và giáo viên kết luận: Muốn cộng hai phân số khác mẫu, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi cộng hai phân số đó.

3. Các hoạt động ứng dụng – củng cố

- Giáo viên yêu cầu học sinh nói quy tắc thực hiện các phép cộng hai phân số cùng mẫu hai phân số khác mẫu.

- Học sinh nói quy tắc thực hiện các phép cộng hai phân số cùng mẫu, các học sinh khác nhận xét.

- Giáo viên phân tích, nhận xét và kết luận.

- Giáo viên pháy phiếu học tập và yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu. 1. Tính:

a) b)

2. Người ta cho vào một vòi nước chảy vào một bể chứa có nước. Lần thứ nhất chảy được bể, lần thứ hai chảy được bể.Hỏi cả hai lần chảy được mấy phần bể?

3. Hai ô tô cùng chuyển gạo ở một kho. Ô tô thứ nhất chuyển được số gạo trong kho, ô tô thứ hai chuyển được số gạo trong kho. Hỏi cả hai ô tô chuyển được bao nhiêu phần số gạo trong kho?

- Học sinh hoàn thành phiếu học tập, trao đổi với bạn bên cạnh.

- Giáo viên chọn một số bài làm (có tình huống), phân tích, nhận xét và kết luận để chữa và rút kinh nghiệm cho cả lớp.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài học môn toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)