III. Các hoạt động dạy học
4. Các hoạt động đánh giá, điều chỉnh
3.6. Kết quả thực nghiệm.
3.6.1.Phân tích định tính kết quả thử nghiệm.
- Về phía học sinh:
Trong quá trình thử nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến về sự tập trung, mức độ hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh....Chúng tôi thấy lớp thử nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước khi thực nghiệm và so với lớp đối chứng cụ thể như sau:
- Học sinh tập trung, hứng thú tham gia các hoạt động của tiết học, thảo luận nhiều hơn và nhất là các hoạt động tương tác với nhau trong khi hoạt động nhóm không khí học tập sôi nổi hơn, học sinh mạnh dạn trong việc bộc lộ kiến thức, kĩ năng sống của chính mình. Điều này có được là do trong quá trình học tập, các em được nêu ra ý kiến của mình, dễ dàng bộc lộ suy nghĩ từ đó giúp các em tiếp kiến thức, kĩ năng, bày tỏ quan điểm và ý tưởng của bản thân.
- Kĩ năng quan sát, giao tiếp, thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, giải
quyết vấn đề… của học sinh phát triển khá nhiều. Điều này được giải thích là do quá trình học tập các em được tổ chức nhiều các hoạt động tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh, bài học đã giúp học sinh có cơ hội rèn luyện và khám phá các tiềm năng của bản thân, đồng thời phát triển các kĩ năng vốn có của mình.
- Việc tiếp thu hay củng cố kiến thức đã học được của học sinh trở nên dễ dàng hơn nhờ việc trực tiếp được tham gia tương tác, quan sát đồ dùng, trao đổi với thầy cô, bạn bè và tiếp xúc với môi trường thực tế.
- Các kĩ năng của học sinh có tính khả thi cao để áp dụng vào thực tế hay nói cách khác rằng học sinh có khả năng vận dụng được các kĩ năng Toán học của mình vào giải quyết các vấn đề của bài học hay các vấn đề, các tình huống trong thực tế.
- Học sinh hứng thú với việc học tập môn Toán ngay tại trường học hơn, sôi nổi, tự giác trong việc bộc lộ ý kiến cá nhân và tiếp thu bài học nhanh và hiệu quả hơn. Điều này có được là do trong quá trình tham gia hoạt động, các em có điều kiện trao đổi, hợp tác với bạn bè , tự do thảo luận ý kiến, tự tìm tòi và phát hiện ra các kiến thức, kĩ năng mới cũng như các cách để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Bảng 3.1. Mức độ hứng thú của học sinh đối với việc học theo thiết kế bài giảng theo hướng phát triển năng lực người học.
Thời điểm Số lượng học sinh Mức độ Không hứng thú Bình thường Hứng thú SL % SL % SL % Trước thử nghiệm 50 7 14 23 46 20 40 Sau thử nghiệm 50 1 2 15 30 34 68
Biểu đồ mức độ hứng thú của học sinh trước và sau thử nghiệm
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy mức độ hứng thú của học sinh lớp thử nghiệm từ trước là 20 học sinh chiếm 40% số học sinh, nhưng sự thử nghiệm mức độ hứng thú đã đạt 34 học sinh chiếm 68% số học sinh. Điều này cho thấy việc sử dụng bài giảng theo hướng phát triển năng lực người học đã tạo đã kích thích hứng thú học tập và có những tác động tích cực đến học sinh. Đây là một cơ sở cho thấy việc áp dụng này trong nhà trường Tiểu học không những giúp nâng cao chất lượng học tập mà còn phù hợp với tâm – sinh lí lứa tuổi Tiểu học.
Kết quả thực nghiệm được thống kê thông qua phần mềm ClassDojo.
So sánh hai lớp cùng với các tiêu chí đánh giá và thang điểm như nhau chúng ta dễ dàng thấy được sự tiến bộ rõ ràng của từng cá nhân học sinh thay đổi theo từng ngày.
Lớp 4A (lớp thực nghiệm)
Lớp 4G (lớp đối chứng)
Nhận xét: Đây là minh chứng cho thấy việc áp dụng bài học thiết kế theo tiếp cận năng lực học sinh tác động mạnh mẽ đến từng cá nhân học
sinh, từng kĩ năng của học sinh dần dần được hình thành và rèn luyện như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng thuyết trình trước đông người,… không chỉ vậy mà các phẩm chất của các em cũng được rèn luyện thông qua việc lồng ghép với bài học như giúp đỡ người khác, đoàn kết, tôn trọng,.... Đồng thời các kĩ năng hay thói quen chưa tốt của các em cũng dần được khắc phục, loại bỏ hay được giáo viên và phụ huynh tư vấn kịp thời giúp trẻ nhận biết được đâu là đúng, là sai trong các hoạt động giao tiếp xã hội
- Về phía giáo viên:
Chúng tôi đã xin ý kiến của giáo viên dạy thử nghiệm về chất lượng và sự phù hợp của việc dạy học môn Toán có sử dụng thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực người học là hoàn toàn phù hợp và có hiệu quả cao. Dạy học môn toán thông qua việc sử dụng thiết kế bài học theo hướng phát tiển năng lực người học giúp học sinh có cơ hội học tập tốt hơn, phát triển toàn diện về cả kiến thức, thái độ, kĩ năng và năng lực được hình thành. Đồng thời khi sử dụng các đồ dùng học tập có tính thẩm mĩ, phù hợp với nội dung giảng dạy và đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học khiến trẻ dễ dàng hiểu bài sâu hơn, nhớ lâu hơn. Bài soạn đã đảm bảo yêu cầu, dễ sử dụng và phục vụ có hiệu quả trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực.