Những điểm cần lư uý khi thực hiện quy trình thiết kế bài học môn toán lớp 4theo hướng phát triển năng lực

Một phần của tài liệu Thiết kế bài học môn toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 56 - 59)

Chú trọng đến phương pháp tự học của học sinh

Về bản chất, dạy học là quá trình học sinh biến những giá trị xã hội thành giá trị cá nhân dưới sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của giáo viên. Do đó, để đảm bảo học tập thành công, học sinh phải có phương pháp tự học đúng đắn.

Tự học của học sinh phải được tổ chức theo con đường hợp lý sao cho phù hợp với logic khoa học của môn học và logic nhận thức của các em. Việc tự học của học sinh chủ yếu được tiến hành theo hình thức nhóm và cá nhân với sự hỗ trợ của những tài liệu, pchương tiện, đồ dùng dạy học thích hợp.

Tự học của học sinh không chỉ được thực hiện trên lớp, mà còn ở thư viện, gia đình (qua sách, báo, tạp chí, mạng internet,…), ngoài xã hội (quan sát, điều tra những sự vật, hiện thượng trong thực tiễn,…) để mở rộng, làm giàu kiến thức, kinh nghiệm của mình và phát triển các năng lực.

Ví dụ: Trong bài ki-lô-mét vuông, giúp học sinh nhận ra mối liên hệ giữa các đơn vị đo diện tích bằng hệ thống các câu hỏi đã được chuẩn bị

trước đó tránh tình trạng giáo viên nói ra trước đáp án để học sinh chỉ ghi nhớ vàáp dụng.

Tổ chức việc học tập qua những hoạt động của học sinh

Những hoạt động được tổ chức phải là của học sinh, dành cho học sinh nhắm mục tiêu phát triển năng lực học sinh với những phương pháp dạy học mang tính thực hành như: “Bàn tay nặn bột”, điều tra, giải quyết vấn đề, tổ chức trò chơi, dự án… Khi đó, học sinh cần sử dụng các giác quan khác nhau (lắng nghe ấm thanh, sờ nắn, nếm, ngửi các sự vật thích hợp), trải ngiệm thực tiễn cuộc sống, khái quát các cảm nhận thông thường thành tri thức khoa học, đối chiếu tri thức được học qua các môn học với thực tiễn phong phú (trong một số trường hợp, giúp các em “đính chính” lại những kinh nghiệm sai, chưa đúng, thiếu chính xác của mình), làm thực nghiệm khoa học, ứng dụng tri thức vào cuộc sống hằng ngày để giải thích các sự vật, sự việc, hiện tượng, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình…

Thông thường, theo logic nhận thức, một bài học có thể được tổ chức qua các hoạt động sau:

- Khởi động: Hoạt động này nhằm giúp học sinh “hâm nóng” những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sẵn có của mình cho bài học mới, hay giáo viên tạo ra không khí học tập vui vẻ, thân thiện, gần gũi,…

- Hoạt động hình thành tri thức: Việc hình thành tri thức mới thường được thực hiện qua trải nghiệm, trên cơ sở học sinh giải quyết một vấn đề cụ thể, khái quát hóa kết quả thành kiến thức…

- Hoạt động thực hành: Học sinh vận dụng kiến thức chiếm lĩnh được vào việc thực hiện các bài tập, tốt nhất là với những nội dung chứa đựng các yếu tố liên quan đến cuộc sống của mình, thực tiễn địa phương…

- Hoạt động ứng dụng: Hoạt động này thường được học sinh thực hiện ở gia đình, cộng đồng, nơi công cộng trên cơ sở vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống của mình, gia đình, cộng đồng.

- Hoạt động mở rộng: Trong trường hợp thuận lợi, học sinh tìm kiếm, mở rộng nội dung bài học qua các kênh thông tin khác nhau nhất là internet, sách, báo…

Ví dụ: Phép cộng phân số khác mẫu:

- Hoạt động 1: Liên hệ bài trước là “Cộng phân số cùng mẫu” để

khởi động, giúp học sinh hứng thú bước vào tiếp nhận tri thức mới (Có thể tổ chức trò chơi tiếp sức).

- Hoạt động 2: Gợi mở giúp học sinh thấy được mối liên quan

của việc cộng phân số cùng mẫu và cộng phân số khác mẫu, tìm ra vấn đề cần giải quyết.

- Hoạt động 3: Học sinh sẽ thực hiện những bài tập cơ bản trong

SGK nhằm giúp học sinh thành thạo hơn các bước cộng phân số khác mẫu số (HS làm vào phiếu học tập do GV đã chuẩn bị trước, có thể hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm bốn).

- Hoạt động 4: Từ kiến thức vừa được lĩnh hội học sinh nêu ra

được các bài toán cộng phân số khác mẫu số rồi giải bài tóan đó (GV có thể yêu cầu học sinh nêu ra bài toán có lời văn có xuất hiện phép cộng phân số khác mẫu rồi giải bài toán đó).

Coi trọng việc phát triển tư duy của học sinh

Trong dạy học, việc phát triển tư duy của học sinh là cực kì quan trọng, bởi lẽ nhờ có tư duy mà học sinh mới có khả năng tự tìm tòi, phát hiện, tự làm giàu vốn kiến thức của mình, tự vận dụng vào kiến thức cuộc sống, làm chủ được bản thân trong môi trường cuộc sống đa dạn, nhờ đó, các em phát triển được các năng lực đa dạng. Do đó, bài học phát triển năng lực học sinh không cho phép giáo viên truyền đạt kiến thức, đưa ra

các dạng bài mẫu để học sinh làm theo mà đòi hỏi giáo viên cho các em giải quyết vấn đề đa dạng trên cơ sở sử dụng các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa. Qua đó, học sinh không những tự phát hiện ra kiến thức, hình thành được kĩ năng, mà còn nắm được phương pháp, con đường đi đến kết quả đó và phát triển tư duy cùng với những năng lực khác nhau. Hay nói cách khác, ở đây, giáo viên không dạy kiến thức mà dạy cách tìm kiếm, con đường đi từ kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã biết đến kiến thức mới và nhờ đó, các em phát triển được những kĩ năng tư duy và năng lực tương ứng. Có thể nói, tư duy vừa là một phần của mục tiêu dạy học, vừa là phương tiện giúp học sinh phát triển được năng lực, đạt được kết quả và tự học suốt đời.

Ví dụ: Bài “Diện tích hình thoi”

Tổ chức cuộc thi “cắt ghép hình thoi” giữa các nhóm trong lớp. Học sinh được hoạt động nhóm với nhau tìm ra cách cắt ghép từ một hình chữ nhật thành hình thoi. Sau đó, GV gợi ý học sinh tìm ra mối liên hệ giữa hình chữ nhật và hình thoi bằng hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị trước. Từ hình thức dạy học này học sinh sẽ được tự mình tìm ra tri thức từ những kiến thức cũ chứ không phải học theo lỗi truyền đạt cũ, giáo viên truyền đạt học sinh tiếp thu.

2.5. Minh họa kế hoạch bài học môn toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài học môn toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)