Quy trình thiết kế bài học môn toán lớp 4theo hướng phát triểnnăng lực người học

Một phần của tài liệu Thiết kế bài học môn toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 44 - 47)

triểnnăng lực người học

Cụ thể, nhiệm vụ cần làm trong từng bước như sau:

Bước 1.Thiết kế mục tiêu học tập

Mục tiêu bài học là kết quả cần đạt đạt được của cả giáo viên và học sinh sau mỗi bài học. Mục tiêu giáo viên đưa ra căn bản thiết kế theo chuẩn chương trình và sách giáo khoa chính thức còn với mỗi cá nhân học sinh thường không bao giờ từ đề ra mục tiêu cho mình. Chính vì vậy mà những yếu tố trong mục tiêu phải chuyển thành hoạt động của học sinh mới thực sự là mục tiêu bên trong của học sinh. Ngược lại, cũng có nhiều mục tiêu bên trong của học sinh nằm ngoài thiết kế của giáo viên . Đó là

thực tế khách quan không thể xóa bỏ bởi vì những điều này là điều kiện phát triển của mỗi cá nhân học sinh.

Mục tiêu học tập của bài học được thiết kế theo các quy tắc sau:

- Đảm bảo tính chất toàn vẹn của bài học.

- Đảm bảo bao quát đầy đủ các kĩ năng cho học sinh (nhận thức, kĩ

năng hẹp, kĩ năng mở rộng).

- Các yêu tố trong mục tiêu được mô tả dưới những hành vi quan sát

được.

- Mục tiêu có chức năng chỉ đạo cho việc thiết kế những hoạt động tiếp

theo trong bài học.

Bước 2. Thiết kế nội dung học tập: Nội dung học tập là cái mà người học phải chiếm lĩnh và biến nó thành kinh nghiệm của bản thân. Nội dung học tập tồn tại khách quan với người học và là cái nhờ đó mà người học có thể đạt được các mục tiêu học tập. Theo [7], khi thiết kế nội dung dạy học cần đảm bảo:

1. Đa dạng hóa cách trình bày nội dung học tập: nội dung học tập phải được thiết kế theo nhiều lôgic khác nhau để khi thi công, người dạy có thể tổ chức để người học tiếp cận đối tượng học tập bằng nhiều con đường, nhờ đó bộc lộ nhiếu khía cạnh khác nhau của nội dung học tập.

2. Tạo nhiều cơ hội cho người học kiến tạo nội dung dạy học, phải chú ý tối đa các tình huống, các hoàn cảnh giúp người học kiến tạo cho mình tri thức mới. Muốn vậy, cần căn cứ vào sự phát triển cá nhân của người học để dự kiến những yếu tố cấu thành hoàn cảnh cụ thể của học tập, khiến người học phải tạo ra cấu trúc mới trong kinh nghiệm của mình để thích ứng với hoàn cảnh đó.

3. Nội dung học tập phải đảm bảo tính liên tục trong sự liên kết lẫn nhau ở mức độ cao.Thiết kế nội dung học tập phải căn cứ vào điều kiện học liệu và các kĩ thuật dạy học có khả năng sử dụng trong quá trình học

tập để tạo ra sự liên kết thông tin học tập. Các dạng thông tin phải được liên kết giữa các loại tài liệu, giữa các kĩ thuật dạy học và giữa tài liệu với kĩ thuật dạy học. Đó là sự liên thông giữa các kiểu tài liệu (tài liệu in, tài liệu nghe nhìn thông thường, tài liệu và phương tiện multimedia,...) cũng như sự liên thông giữa

Bước 3. Thiết kế các hoạt động của người học

- Hoạt động tìm tòi – phát hiện: Người học cần thực hiện một vài hoạt động có chức năng tìm tòi – phát hiện để tự thu thập thông tin, kiến thức, phân tích tình huống, đưa ra những vấn đề cần giải quyết.

- Các hoạt đông xử lí,

biến đổi và phát triển sự kiện, vấn đề: Hoạt động này giúp cho người học có những dữ liệu mới của mình không phải do người khác cho hay truyền đạt lại. Từ đây sẽ giúp người học nảy sinh quá trình tư duy, cảm nhận, tưởng tượng, suy luận và khái quát hoá.

Các hoạt động ứng dụng – củng cố: Ở hoạt động này thường được tổ chức theo hình thức thực hành hoặc nhiệm vụ thực tiễn. Qua đó luyện tập và củng cố những điều đã được học bằng công việc cụ thể giúp người học hoàn thiện tri thức và kĩ năng đã lĩnh hội được.

- Các hoạt động đánh

giá và điều chỉnh: Đây là yếu tố động viên rất mạnh mẽ quá trình học tập, nhất là tính tích cực học tập.

Bước 4. Thiết kế các phương tiện giảng dạy – học tập và học liệu

Các phương tiện và học liệu được hoạch định theo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính khoa học

- Đảm bảo tính nhân trắc học

- Đảm bảo tính thẩm mĩ

- Đảm bảo về tính dễ dàng sử dụng

Bước 5. Thiết kế tổng kết và hướng dẫn học tập

1. Tổng kết

Nội dung cốt lõi của bài cần được phát biểu lại trong những liên hệ và cấu trúc hệ thống, có quan hệ logic với khái niệm tổng thể và được biểu hiện rõ vị trí trong mạng khái niệm, hoặc trong quan niệm toàn vẹn.

2. Hướng dẫn học tập

Việc hướng dẫn học tập không đơn giản là giao bài tập hoặc nhiệm vụ về nhà. Điều chủ yếu của khâu này là gợi ý đọc thêm, luyện tập bổ sung, khuyến khích tìm kiếm tài liệu và chỉ dẫn thư mục bổ ích, nêu lên những luận điểm có tính vấn đề để động viên người học suy nghĩ tiếp tục trong quá trình học tập sau bài học.

2.3. Minh họa các bước thiết kế bài học môn Toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực người học

Một phần của tài liệu Thiết kế bài học môn toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)