Kế hoạch bài học chủ đề Giải toán có lời văn

Một phần của tài liệu Thiết kế bài học môn toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 71 - 78)

III. Các hoạt động dạy học

4. Các hoạt động đánh giá, điều chỉnh

2.5.4. Kế hoạch bài học chủ đề Giải toán có lời văn

Ví dụ: Bài Tìm phân số của một số

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh có thể đạt được các yêu cầu sau: - Biết quy tắc tìm phân số của một số.

- Biết cách giải dạng toán tìm phân số của một số.

- Lấy được ví dụ trong thực tiễn về tìm phân số cảu một số.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: slide powerpoint về bài học - Học sinh: SGK, bút, vở,…

III. Các hoạt động dạy học

1. Hoạt động tìm tòi – phát hiện

- Giáo viên nêu tình huống: “Lớp 4G có 51 học sinh chia đều làm 3 tổ hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh?’

- Mỗi học sinh sẽ nêu ra đáp án và giải thích cách làm

+ Tình huống 1: Học sinh sử dụng phép chia thong thường 51 : 3 = 17 + Tình huống 2: Học sinh sử dụng phép nhân 51 x = 17

- Từ các đáp án được đưa ra giáo viên dẫn dắt vào bài.

2.Các hoạt động xử lí, biến đổi và phát triển sự kiện, vấn đề

- Giáo viên trình chiếu slide một rổ cam có 12 quả cam được chia làm 3 phần bằng nhau hỏi số cam trong rổ?

- Đề bài cho biết gì và yêu cầu gì?

+ Đề bài cho biết rổ cam có 12 quả. Yêu cầu tìm số cam trong rổ.

- Rổ cam có 12 quả chia làm 3 phần bằng nhau thì mỗi phần là bao

nhiêu quả?

+ Mỗi phần là 4 quả

Trường hợp 2: Học sinh đếm số quả trong mỗi phần đã được chia

- Một phần là 4 quả vậy 2 phần là bao nhiêu quả?

+ Hai phần là 8 quả: Lấy 4 x 2 = 8 quả

- Cô giáo có phép tính:

- Tại sao cô giáo có kết quả này?

+ Học sinh sẽ kết hợp kiến thức cũ để giải thích:

- Trường hợp 1: vì số cam trong rổ là 12 : 3 = 4. Thì số cam trong

rổ là 4 x 2 = 8

- Trường hợp 2: Ta thấy 12 chính là , lấy =

- Cả lớp làm nhanh ra nháp, một bạn lên bảng giải bài tập.

+ Học sinh nhận xét

 Rút ra kết luận:

- Đưa thêm một số ví dụ cụ

thể để rút ra quy tắc tổng quát + Học sinh trả lời miệng sau đó tự rút ra quy tắc tổng quát

+ Học sinh khác nhận xét và nhắc lại

3.Các hoạt động ứng dụng – củng cố

 Hoạt động 1: Bài tập 1

- Giáo viên yêu cầu học sinh phân tích đề bài:

+ Đề bài cho biết gì? Yêu cầu gì?

+ Đề bài cho biết lớp học có 35 học sinh. Yêu cầu tìm số học sinh của lớp.

- Học sinh làm nhanh ra nháp sau đó 1 học sinh lên bảng giải bài tập 1.

- Học sinh khác nhận xét, nêu ý kiến cá nhân.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- Trình chiếu slide kết quả

 Hoạt động 2: Bài tập 2

- Giáo viên yêu cầu lớp trưởng lên tương tác với các bạn.

- Lớp trưởng yêu cầu các bạn phân tích đề bài (thực hiện như các bước

ở bài tập 1)

- Một bạn lên bảng làm, học sinh dưới lớp nêu ý kiến cá nhân, nhận xét,

đánh giá.

- Giáo viên bao quát lớp, nhắc nhở, giúp đỡ học sinh chưa thực hiện

được, tư vấn tại chỗ cho các em.

 Hoạt động 3: Bài tập 3

- Mời một bạn khác lên tương tác với lớp

- Yêu cầu các bạn phân tích đề bài rồi cả lớp làm vào vở. Ai xong

ra tín hiệu để giáo viên đến tận nơi chấm bài.

- Trình chiếu slide kết

quả.

4. Các hoạt động đánh giá, điều chỉnh

- Trò chơi “Ô cửa bí mật”. Gồm 4 ô cửa, mỗi ô cửa là một câu hỏi, một bài toán liên quan đến bài. Ai dơ tay nhanh nhất sẽ dành được quyền trả lời

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ việc nghiên cứu ở chương 2, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1.Nội dung dạy học môn toán lớp 4 tương đối phong phú và đa dạng.

Việc dạy học các kiến thức đó một cách hiệu quả là một quá trình đòi hỏi phải áp dụng nhiều phương pháp và biện pháp dạy học khác nhau, vì thế cần phải thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực người học.

2.Để thực hiện dạy học phát triển năng lực người học trong môn Toán

lớp 4, giáo viên cần hiểu rõ quy trình thiết kế bài học phát triển năng lực, tìm hiểu năng lực của học sinh, xác định rõ mục tiêu cần đạt và linh hoạt trong hoạt động tổ chức dạy học.

Một phần của tài liệu Thiết kế bài học môn toán lớp 4 theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)